Các Phương Pháp Điều Trị Nghiện Ma Túy

  1. NGHIỆN RƯỢU

  2. TRỊ LIỆU NHẬN THỨC - HÀNH VI

  3. BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI PHƯƠNG PHÁP CAI NGHIỆN DAYTOP

  4. Cai nghiện Ma túy - Cộng đồng trị liệu

  5. KHÔNG CÓ MỘT LOẠI THUỐC NÀO CHỮA ĐƯỢC BỆNH NGHIỆN MA TÚY MÀ PHẢI DÙNG LIỆU PHÁP TỔNG HỢP

  6. THUỐC ĐƠN THUẦN CÓ CHỮA ĐƯỢC NGHIỆN MA TÚY?

  7. Hoạt động Giáo dục Trị liệu

  8. Trị liệu nhận thức - hành vi

  9. Trị liệu nhận thức - hành vi (2)

 10. TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH

 11. LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

 12. LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH

 13. MÔ HÌNH TRỊ LIỆU NHẬN THỨC - HÀNH VI

 14. SỬ DỤNG LIỆU PHÁP NHẬN THỨC – HÀNH VI TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN

 15. LIỆU PHÁP NHẬN THỨC - HÀNH VI CBT (COGNITIVE- BEHAVIOR THERAPY)

 16. TRỊ LIỆU HÀNH VI - MỘT SỐ KĨ THUẬT TRỊ LIỆU HÀNH VI

 17. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LIỆU PHÁP NHẬN THỨC - HÀNH VI

 18. MÔ HÌNH TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA

 19. MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ BÁN TRÚ - NHÀ TRUNG CHUYỂN

 20. PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN - TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

 21. ẢNH HƯỞNG CỦA BẠN BÈ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC CHẤT MA TÚY

 22. 6 TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG NGHIỆN MA TÚY

 23. GIAI ĐOẠN CẮT CƠN – GIẢI ĐỘC – NÂNG CAO SỨC KHỎE

 24. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY TỔNG HỢP

 25. (Cũ) NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

 26. MỤC LỤC CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

 27. Hướng dẫn hỗ trợ điều trị chống tái nghiện ma túy nhóm opiats bằng thuốc Danapha-Natrex

 28. Giai đoạn chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng: Huấn luyện trị liệu - Lao động trị liệu - Chống tái nghiện (nội trú)

 29. Methadone có giúp cai nghiện?

 30. BIỂU HIỆN TÂM THẦN DO SỬ DỤNG MA TÚY

 31. (BAK) SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HỖ TRỢ CHỐNG TÁI NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN (OMH) BẰNG NALTREXONE VỚI THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN (OMH) BẰNG METHADONE

 32. NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ AMPHETAMIN VÀ CÁC CHẤT GIỐNG AMPHETAMIN

 33. CÁC BIỆN PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

 34. CÁC YẾU TỐ BẢO VỆ VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG MA TÚY

 35. CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU - MỘT LIỆU PHÁP CAI NGHIỆN MA TÚY CÓ HIỆU QUẢ CẦN ĐƯỢC MỞ RỘNG Ở VIỆT NAM

 36. PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU - CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU CÓ HIỆU QUẢ

 37. ĐIỀU TRỊ NGHIỆN RƯỢU – CHỐNG TÁI NGHIỆN

 38. CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN Ở NGƯỜI NGHIỆN RƯỢU

 39.  NGHIỆN RƯỢU

 40. NHỮNG YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG MỘT TRUNG TÂM CAI NGHIỆN CÓ HIỆU QUẢ

 41. MỘT MÔ HÌNH CAI NGHIỆN MA TÚY CÓ HIỆU QUẢ: MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU – CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

 42. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH NHẬN THỨC - HÀNH VI - NHÂN CÁCH NGƯỜI CAI NGHIỆN

 43. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

 44. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 45. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 46. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY BẰNG THUỐC ĐỐI KHÁNG

 47. CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN KHI BẮT ĐẦU ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC ĐỐI KHÁNG

 48. ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN BẰNG THUỐC CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH

 49. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 50. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 51. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 52. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 53. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 54. HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC THUỐC ĐỒNG VẬN

 55. MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN HEROIN RẤT HIỆU QUẢ

 56. LIỆU PHÁP THUỐC ĐỐI VẬN TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH

 57. CÁC THUỐC CHỐNG TÁI NGHIỆN NHÓM OMH

 58. CÔNG TÁC QUẢN LÝ - ĐIỀU TRỊ - GIÁO DỤC TRONG MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

 59. LIỆU PHÁP NHẬN THỨC - HÀNH VI TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI

 60. LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI

 61. LIỆU PHÁP TÂM LÝ TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI

 62. VAI TRÒ TƯ VẤN - TÂM LÝ TRỊ LIỆU – QUẢN LÝ CA TRONG CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI

 63. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

 64. (BAK) NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY KHÔNG DÙNG THUỐC

 65. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN RƯỢU

 66. CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN NHÓM MA TÚY DẠNG KÍCH THÍCH

 67. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN NHÓM OMH (OPIATES) (OPIUM – MORPHINE – HÉROINE)

 68. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN NHÓM MA TÚY DẠNG KÍCH THÍCH (ATS) (MA TÚY TỔNG HỢP - MA TÚY ĐÁ)

 69. MÔ HÌNH TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA

 70. PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

 71. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG: MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ BÁN TRÚ - NHÀ TRUNG CHUYỂN

 72. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY

 73. CÔNG TÁC QUẢN LÝ - ĐIỀU TRỊ - GIÁO DỤC TRONG MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

 74. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN NHÓM MA TÚY TỔNG HỢP DẠNG KÍCH THÍCH (ATS) (MA TÚY TỔNG HỢP-MA TÚY ĐÁ)

 75. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN NHÓM OPIATES OPIUM ....

 76. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN CẦN SA - CỎ MỸ - NHÓM MA TÚY DẠNG HOANG TƯỞNG

 77. Các phương pháp điều trị nghiện ma túy

 78. CÁC TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN NGHIỆN MA TÚY

 79. CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÂM THẦN DO SỬ DỤNG MA TÚY

 80. NGHIỆN LÀ GÌ? - ĐỊNH NGHĨA VÀ CƠ CHẾ GÂY NGHIỆN

LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

BS. Nguyễn Minh Tuấn (Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia - Đơn vị Nghiên cứu Điều trị Nghiện Ma túy)


Liệu pháp gia đình cũng như các liệu pháp nhận thức - tập tính, liệu pháp tâm lý nhóm là những lĩnh vực chuyên sâu cần được đào tạo lâu dài về lý thuyết và thực hành mới có thể đem lại kết quả tối đa. Trong hoàn cảnh nước ta, thầy thước chuyên sâu về liệu pháp tâm lý đang còn ít nên ở đây chỉ đề cập đến các nguyên tắc điều trị chuyên sâu và giới thiệu qua các liệu pháp thông thường và giản đơn cho các thầy thuốc không chuyên sâu. Trong liệu pháp gia đình cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Đối với nghiện ma túy, có 2 cách tiếp cận được quan tâm nhiều nhất:

  • - Tiếp cận theo mô hình gia đình hệ thống

  • - Tiếp cận theo mô hình gia đình bị bệnh


1. Cách tiếp cận theo mô hình gia đình hệ thống

  • - Gia đình xem như một hệ thống, mỗi thành viên trong gia đình tác động qua lại với nhau rất chặt chẽ theo quy luật của một hệ thống.

  • - Gia đình là một nhân tố thúc đầy quá trình nghiện ma túy. Nghiện ma túy thường xuất hiện vào những thời điểm gia đình có vấn đề gây stress (ly dị, ly thân, xung đột, kiện cáo, tai nạn v.v).

  • - Đối tượng nghiện ma túy tác động trở lại các thành viên trong gia đình, gây các rối loạn về chức năng, ranh giới, trật tự v.v... đặt việc làm mất cân bằng trong sự hằng định nội môi của gia đình.

  • - Như vậy liệu pháp gia đình nhằm điều trị gia đình như một hệ thống chứ không riêng thành viên nghiện ma túy, phải cùng các thành viên tìm các nhân tố chủ yếu gây mất cân bằng nội môi và tìm các biện pháp lập lại sự cân bằng này.


2. Cách tiếp cận theo mô hình gia đình bị bệnh

  • - Cách tiếp cận này xem nghiện ma túy là một bệnh và tác động qua lại lâu ngày giữa các thành viên nghiện và các thành viên khác sẽ gây ra nhiều biến đổi về tập tính, về thái độ ứng xử, về nhận thức v.v... mang tính chất bệnh lý (bệnh lý tâm thần là chủ yếu) cho những thành viên khác trong gia đình.

  • - Các hiện tượng có tính bệnh lý thường gặp:


  • + Hiện tượng từ chối: Các thành biên trong gia đình không thừa nhận tính chất tai hại của nghiện ma túy (vợ bảo vệ cho chồng, mẹ bảo vệ cho con).

  • + Hiện tượng dung túng: Các thành viên tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên nghiện tiếp tục sử dụng heroin (cho tiền, tránh kiểm tra những việc làm ngoài gia đình của đối tượng, xin cho đối tượng khỏi đến các trung tâm điều trị bắt buộc v.v). Dung túng và từ chối có liên quan chặt chẽ với nhau.

  • + Hiện tượng cùng lệ thuộc: Thường là vợ hay mẹ của đối tượng có hiện tượng này. Thành viên gai đình có hiện tượng cùng lệ thuộc chăm lo quá mức cho đối tượng nghiện, tổ chức cuộc sống của mình xoay quanh đối tượng, lơ là đối với thành viên khác và cả đối với bản thân.


Tất cả những hiện tượng nói trên là những trở ngại lớn cho quyết tâm từ bỏ heroin của thành viên nghiện.


3. Các nguyên tắc điều trị chuyên sâu

Liệu pháp gia đình là một loại liệu pháp tâm lý rất khó thực hiện vì phải tiếp xúc riêng với từng thành viên và họp chung với toàn gia đình, phải biết cách làm cho tất cả đều tự nguyện hợp tác, không bỏ cuộc. Do vậy, nhà điều trị tâm lý:

  • - Phải biết thu thập thông tin chi tiết từ bệnh nhân và các thành viên gia đình để cấu trúc lại một cách đầy đủ và chính xác trạng thái bệnh lý của bệnh nhân cũng như của các thành viên khác. Từ đó mới đề ra được chiến lược điều trị có hiệu quả.

  • - Phải phát hiện những nhân tố làm mất cân bằng nội môi xuất hiện trước và sau khi một thành viên bị nghiện.

  • - Phải khám phá các hiện tượng từ chối, dung túng hay cùng lệ thuộc của các thành viên và đề ra các biện pháp khắc phục (ví dụ: biện pháp tách rời ảnh hưởng giữa thành viên nghiện và thành viên cùng lệ thuộc).

  • - Phải dần dần đưa thành viên nghiện và các thành viên khác đến chỗ thống nhất thực hiện hợp đồng dài hạn "từ bỏ heroin và chống tái nghiện" với các biện pháp cụ thể và khả thi.


Muốn đạt được các nguyên tắc hay mục tiêu nêu ra ở trên nhà điều trị tâm lý phải sử dụng nhiều phương pháp và kỹ năng tâm lý (không có điều kiện mô tả ở đây).


4. Các biện pháp không chuyên sâu

Các biện pháp này không thực hiện riêng lẻ mà thường kết hợp với liệu pháp methadone hay naltrexone để đạt được kết quả cao. Có thể do thầy thuốc không chuyên khoa tâm thần thực hiện.


a. Trong điều trị ngoại trú tại cộng đồng, đối với mỗi bệnh nhân nghiện heroin, yêu cầu phải có một thành viên gia đình đi kèm. Thành viên này phải chọn trong những người mà bệnh nhân tôn trọng và tín nhiệm.


b. Thành viên gia đình đến mấy lần trong tuần và mỗi lần trong thời gian bao lâu sẽ được quy định thông qua bàn bạc giữa thầy thuốc và thành viên gia đình.


c. Trường hợp đặc biệt trong gia đình có thành viên xung đột sâu sắc với bệnh nhân gây trở ngại cho tiến trình điều trị thì thầy thuốc sẽ dành thì giờ gặp thêm thành viên này.


d. Bệnh nhân và thành viên gia đình phải được thầy thuốc giải thích đầy đủ về:

  • - Tác hại của nghiện heroin.

  • - Nhu cầu cấp thiết phải sớm được điều trị và điều trị lâu dài.

  • - Các điều kiện cần thiết để có thể bỏ hẳn heroin.

  • - Các bước trong kết hoạch điều trị.

  • - Những điều mà bệnh nhân và thành viên gia đình nhất thiết phải tuân thủ thực hiện.


đ. Sau kho được giả thích, bệnh nhân và thành viên gia đình phải có đơn tự nguyện xin điều trị và tự nuyện chấp hành nội quy điều trị của Trung tâm.


e. Thành viên gia đình và bệnh nhân được thông báo về các hình thức khen thưởng khi bệnh nhân thực hiện tốt nội quy điều trị và xử phạt khi không thực hiện. Gia đình có phần đóng góp trong các hình thức khen thưởng và xử phạt này.


g. Thành viên gia đình phải thường xuyên thông báo với thầy thuốc về các hành vi không bình thường của bệnh nhân tại gia đình và tại cộng đồng nhất là hành vi sử dụng lại heroin.


h. Thầy thuốc giải thích cho thành viên gia đình về hiện tượng "từ chối", "dung túng" , "cùng lệ thuộc" cũng như các rối loạn trong gia đình (mât tôn ti trật tự, thành viên không thực hiện những chức năng của mình, trở ngại và bế tắc trong tiếp xúc giữa các thành vien v.v) và yêu cầu phát hiện và thông báo đầy đủ các hiện tượng và rối loạn trên.


i. Thầy thuốc cùng thành viên gia đình bàn bạc về kế hoạch giải quyết dần dần từng bước các hiện tượng và rối loạn trên bằng những biện pháp phù hợp với các điều kiện cụ thể của gia đình.

LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH

tamlythuchanh.com

LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH

1. Quan niệm gia đình như một hệ thống:

Trong lý thuyết tổng quát của những hệ thống thì hệ thống gồm một cấu trúc với yếu tố tạo thành một hệ thống. Những yếu tố được vận hành theo một quy tắc nhất định. Hệ thống này lại được mở ra, trao đổi với môi trường là hệ thống rộng lớn hơn theo một quy tắc nhất định.

Ở liệu pháp gia đình: gia đình là một hệ thống với mỗi thành viên trong gia đình là các yếu tố cấu thành hệ thống và tác động lẫn nhau.

Khi một yếu tố của hệ thống thay đổi thì tất cả thay đổi. Đó là do tất cả những yếu tố của hệ thống gia đình đều liên hệ mật thiết với nhau. Trong một gia đình, khi một biến cố bề ngoài chỉ ảnh hưởng đến một phần tử, nhưng chính nó lại rung động trên những phần tử khác của gia đình đó.

Một hệ thống không phải đơn giản là tổng số yếu tố kết thành hệ thống đó. Thêm vào mỗi đặc tính cá biệt của mỗi người là quy củ của một gia đình, là những mối quan hệ giữa các phần tử khác nhau trong gia đình và với những người xung quanh.

Trong một hệ thống cởi mở, những quan hệ được giao tiếp theo vòng tròn, không phải theo đường thẳng.

 

Mỗi phần tử của gia đình vừa bị tác động, vừa chủ động trong mối quan hệ hợp nhất họ với những người khác.

Hoàn cảnh hiện tại của một hệ thống (gia đình) có thể xuất phát từ vô số những phản ứng qua lại.

Thí dụ:

Sự việc một phần tử gia đình có những rối loạn mang hình thái phân liệt, không thể chỉ liên quan đến một nguyên nhân duy nhất. Điều này phụ thuộc vào gia đình, vào tổ chức của gia đình, vào lịch sử của gia đình và cùng một bệnh lý có thể do nhiều nguyên nhân.

Khi người ta thử biến đổi một hệ thống (gia đình) thì hệ thống ấy nảy sinh những tác động phản hồi để chống lại sự thay đổi. Đây là khuynh hướng đạt đến cân bằng nội tại của gia đình.

Một hệ thống cởi mở bị phụ thuộc vào những ảnh hưởng của môi trường trong đó hệ thống đang tồn tại. Hệ thống có thể duy trì bằng cách thích nghi với những thay đổi bên ngoài. Một gia đình không đủ khả năng thích nghi với những thay đổi của xã hội, sẽ không còn lối thoát, bế tắc.

Vậy có thể nói: khả năng sinh tồn của một gia đình phụ thuộc vào khả năng đạt đến cân bằng trong nội bộ và năng lực thích nghi với môi trường.

2. Khái niệm bệnh nhân được chỉ định:

Trong liệu pháp gia đình hệ thống, người ta coi như không có cá nhân thành viên bệnh hoạn, mà đúng ra là một phần tử của gia đình được chỉ định để phơi bày ra những triệu chứng được coi là một tổng hợp của một sự trục trặc trong gia đình.

3. Tìm kiếm cơ sở nội tại gia đình của triệu chứng :

Trong trị liệu gia đình, nhà trị liệu cần tìm hiểu:

Cái gì đã cho phép triệu chứng xuất hiện ở thân chủ?

Cái gì đã cho phép một ứng xử mà cả một gia đình phàn nàn vẫn tồn tại?

Đó là triệu chứng có cơ sở của một nội tại của gia đình. Làm sáng tỏ điều đó là điều cần thiết giúp nhà điều trị hiểu được sự vận hành của gia đình, trước khi can thiệp.

Do vậy phương pháp điều trị là điều trị toàn bộ gia đình thay vì chỉ điều trị người bệnh được chỉ định. Mục đích của liệu pháp gia đình hướng tới việc làm thay đổi các mối quan hệ giữa các nhân cách trong gia đình để giúp loại trừ các triệu chứng bệnh lý, cũng  như để đạt tới sự thích nghi xã hội hơn.

Kỹ thuật tiến hành là thông qua tiếp xúc tâm lý với các thành viên trong gia đình. Thông qua tọa đàm tâm lý chung, thầy thuốc phát hiện ra các stress, các rối loạn mối tương quan cảm xúc giữa các thành viên trong gia đình. Từ đó thiết lập lại sự cân bằng bên trong gia đình

 

        Gia đình mất hài hòa                                             Gia đình mất cân bằng  

4. Một số quy trình kỹ thuật.

4.1.Quy trình liệu pháp gia đình

4.1.1.Mục tiêu.

- Phát hiện và huy động các nguồn lực và tiềm năng của sự thay đổi và tiến hoá của gia đình.

- Hỗ trợ sự phát triển và tạo sự thoải mái nhất cho mỗi cá nhân bằng cách tạo mối quan hệ tốt nhất với các thành viên.

 4.1.2.Nguyên lý.

Cơ sở lý thuyết của trị liệu gia đình là thuyết hệ thống và thuyết về giao tiếp. Do vậy có thể coi trị liệu gia đình là trị liệu hệ thống, là một dạng đặc biệt của trị liệu nhóm. Các nhà hệ thống quan niệm người bệnh chỉ là biểu hiện các triệu chứng của toàn bộ hệ thống, vấn đề cốt lõi là cần tác động vào cả hệ thống, tái cấu trúc lại các rối loạn của hệ thống, qua đó hệ thống có tác dụng điều chỉnh tình trạng bệnh lý của người bệnh.

Trong suốt quá trình trị liệu, nhà trị liệu hệ thống luôn quan tâm các khía cạnh cần khai thác :

- Tìm hiểu các sự kiện;

- Nội tâm cá nhân;

- Khuôn mẫu về hành vi giao tiếp;

- Đạo lý về mối quan hệ.

4.1.3.Chỉ định, chống chỉ định

- Chỉ định rộng rãi với tất cả các bệnh lý tâm thần.

4.1.4.Kỹ thuật trị liệu

Về quy trình của một phiên trị liệu hệ thống thường có 4 giai đoạn cơ bản.

Giai đoạn tìm hiểu, thâm nhập vào gia đình :

 Mục tiêu:

- Nhằm phát hiện các yếu tố duy trì trạng thái rối nhiễu tâm lý của người bệnh do các quan hệ giao tiếp không thuận lợi trong gia đình gây ra.

Ở bước này nhà trị liệu cần chẩn đoán tâm lý gia đình ở hai mức độ:

- Chẩn đoán hiện trạng nhằm xác định trạng thái hiện tại của các mối quan hệ gia đình, là những biểu hiện bệnh lý hiện tại ở người bệnh và trong các mối quan hệ gia đình có liên quan tới người bệnh.

- Chẩn đoán bệnh sinh và những nguyên nhân dẫn tới bệnh . Các cứ liệu cần thiết có thể được thu thập qua những buổi phỏng vấn, trò chuyện với từng thành viên gia đình.

 Kỹ thuật :

Trong gia đoạn này nhà trị liệu có thể sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để khai thác tình trạng bệnh lý của người bệnh và những vấn đề của hệ thống :

- Trò chuyện, quan sát;

- Kỹ thuật xây dựng cây phả hệ, khai thác ranh giới, mối quan hệ giữa các thành viên;

- Thực hiện các test tâm lý, đặc biệt test vẽ gia đình;

- Quan sát tại nhà…

Giai đoạn xác định chiến lược trị liệu:

Mục tiêu :

- Tìm hiểu sâu thêm về các vấn đề của hệ thống, các thành viên trong hệ thống. Qua đó xây dựng chiến lược trị liệu cho cả tiến trình và các kỹ thuật cho từng thành viên. Đây là giai đoạn xây dựng chiến lược trị liệu.

- Thiết lập khung trị liệu, hợp đồng trị liệu với gia đình.

Kỹ thuật :

Giai đoạn này nhà trị liệu cần tái cấu trúc lại hệ thống, qua đó đề ra giả thuyết cho tiến trình trị liệu.

Các kỹ thuật sử dụng trong giai đoạn này: Kỹ thuật giải thích hợp lý, các kỹ thuật tham vấn, thảo luận giữa nhà trị liệu và gia đình bệnh nhân, thảo luận giữa các nhà trị liệu thực hiện trong suốt quá trình.

Đây có thể coi là bước chuyển tiếp quan trọng giúp ekip trị liệu xác định đúng hướng trị liệu. Muốn thực hiện tốt điều đó, ekip trị liệu cần thực hiện một số yêu cầu kỹ thuật sau:

- Đưa ra được giả thuyết về hệ thống;

- Thiết lập được khung trị liệu và xác định các kỹ thuật trị liệu cho từng thành viên và cả hệ thống trong từng giai đoạn;

- Hợp đồng điều trị.

Giai đoạn tiến hành tổng thể các liệu pháp :

Mục tiêu :

Ở giai đoạn này, nhà trị liệu cần phải đáp ứng được tiến trình trị liệu với các kỹ thuật liệu pháp đáp ứng được khung trị liệu đã xây dựng ở giai đoạn hai, đồng thời xử lý phù hợp các yếu tố phát sinh.

Kỹ thuật :

Giai đoạn này nhà trị liệu nên tiến hành đồng thời các kỹ thuật liệu pháp đã được xác định với từng thành viên gia đình.

- Kỹ thuật thảo luận gia đình;

- Trị liệu nhận thức hành vi;

- Kỹ thuật video mini trong trị liệu hệ thống;

- Kỹ thuật cái ghế trống;

- Kỹ thuật tâm kịch;

- Trị liệu trò chơi, hình vẽ;….

Giai đoạn kết thúc trị liệu:

Mục đích :

Hoàn tất đợt điều trị theo đúng hợp đồng

Cùng gia đình xây dựng chiến lược ứng phó với các tình huống có thể dẫn tới rối loạn hệ thống.

Kỹ thuật :

- Tổng kết và cấu trúc lại hệ thống bị rối loạn

- Hợp đồng chăm sóc gia đình thường xuyên.

4.2.Kỹ thuật xây dựng cây phả hệ

 Mục tiêu.

- Khai tác các sự kiện, thông tin của hệ thống gia đình thân chủ một cách có chiều sâu và rõ ràng, từ đó có tác dụng như một kỹ thuật giúp chẩn đoán tình trạng của gia đình.

- Giúp thân chủ và các thành viên có nhận thức đúng về cấu trúc gia đình, các mối quan hệ gia đình từ đó thay đổi nhận thức. Bên cạnh đó, khi khai thác sơ đồ phả hệ có tác dụng như một kỹ thuật nhằm bộc lộ những vấn đề nội tâm của gia đình.

- Qua làm việc trên sơ đồ phả hệ giúp nhà trị liệu và thân chủ tạo mối quan hệ tốt đẹp, cảm thông. Qua đó, giúp nhà trị liệu đi sâu vào gia đình của thân chủ, đây là kỹ thuật trong bước 1.

Chất liệu cho việc xây dựng sơ đồ phả hệ.

+ Các thông tin gia đình, thành viên trong gia đình, các mối quan hệ,…

+  Các ký hiệu:

Chú ý :

- Ghi chú chết do nguyên nhân nào ( bệnh, tự tử,…)

- Ghi kết hôn năm nào.

- Sống tại địa điểm do di cư ( kinh tế, đi học,…)

- Gia đình nhỏ chịu tác động bối cảnh của gia đình lớn và xã hội.

- Bí mật liên quan đến chính trị, con ngoài giá thú, trong nhà có người tự tử….

+ Xác định ranh giới của tiểu hệ thống :

- Ranh giới cứng ngắc : ...............Kiểu hệ thống khép kín không giao tiếp bên ngoài.

- Ranh giới không rõ ràng : ...............Kiểu hệ thống chia sẻ hết tất cả.

- Ranh giới rõ ràng : ................. Kiểu hệ thống tuỳ lúc có chia sẻ, có sự tôn trọng lẫn nhau.

- Các ranh giới này  tuỳ thuộc vào sự tiến triển gia đình, tuỳ theo thời gian, theo sự việc

+ Mối quan hệ trong gia đình.

- Liên minh =========   Liên kết này có tính chất cực kỳ khắng khít.

+ Hợp nhất   =========   Liên kết gắn chặt

+ Đồng minh  =========  Liên kết này có tính tiêu cực, phe phái và chống đối người khác.

+ Trong gia đình có vai trò đối xứng và bổ sung.

  • Vai trò đối xứng : Cả hai đều có quyền lực bằng nhau.
  • Vai trò bổ xung : Một người có nhiều quyền lực hơn

 Quy trình.

Việc xây dựng sơ đồ phả hệ cho hệ thống gia đình là một việc rất quan trọng trong cách tiếp cận trị liệu hệ thống. Đòi hỏi nhà trị liệu phải khai thác thông tin một cách chính xác, có chất liệu phong phú và kỹ thuật khai thác mở rộng tốt. Thường sơ đồ phả hệ được xây dựng lại theo từng buổi trị liệu ( ngoài ra còn có sơ đồ phả hệ tưởng tượng).

 Thâm nhập và khai thác thông tin.

Mục tiêu: Xây dựng mối quan hệ với thân chủ và các thành viên trong hệ thống, qua đó thâm nhập vào hệ thống.

Kỹ thuật : Gợi mở, lắng nghe, đồng cảm,…

Gặp gỡ tất cả thành viên của hệ thống, khai thác các thông tin, hoàn toàn không đưa ra lời nhận xét nào cả.

 Xây dựng sơ đồ phả hệ.

Mục tiêu: Xây dựng sơ đồ cấu trúc của hệ thống, xác định các mục tiêu cần thay đồi hoặc các mục tiêu cần tác động.

Kỹ thuật : Cùng với thân chủ hoặc các thành viên xây dựng các chi tiết của sơ đồ phả hệ. Sử dụng các ký hiệu.

Giải mã sơ đồ phả hệ.

Mục tiêu : Nhà trị liệu phải giải mã các chi tiết có trong sơ đồ, qua đó xác định lại các mục tiêu.

Kỹ thuật: Đòi hỏi nhà trị liệu có hiểu biết về các ký hiệu của sơ đồ phả hệ. Bên cạnh đó, cấu trúc lại các thông tin khai thác từ thân chủ.

Tái cấu trúc hệ thống.

Ở bước này, nhà trị liệu cùng thân chủ thảo luận những vấn đề đã xây dựng từ sơ đồ phả hệ, qua đó thân chủ hiểu sâu sắc hơn về hệ thống cấu trúc của bản thân.

Cùng thảo luận với thân chủ, các thành viên về các vấn đề có thể thay đổi trong phả hệ, qua đó giúp thân chủ bộc lộ những suy nghĩ của cá nhân và tự hình dung con đường thay đổi bản thân cho phù hợp với cấu trúc hệ thống.

4.3.Kỹ thuật Video Mi Ni

 Mục tiêu.

Tiếp cận trị liệu gia đình theo hướng hệ thống xác định rõ, thân chủ cần điều trị chỉ là triệu chứng của cả hệ thống gia đình bệnh lý. Chính vì vậy, vấn đề ở trong trị liêu là phải giúp đỡ và cải thiện tất cả các thành viên trong hệ thống nhận thức rõ vai trò của mình và các lỗi hệ thống nhằm tái cấu trúc lại.

Kỹ thuật Video nhằm giúp các thành viên trong gia đình tiếp cận các vấn đề của chính mình một cách tường minh, khách quan và rõ ràng hơn.

 Quy trình kỹ thuật.

 Thiết lập khung trị liệu.

Trị liệu theo kỹ thuật này cần có các phương tiện: Một máy quay camera tự động, phòng có gương một chiều với đầy đủ phương tiện trị liệu như máy chiếu video,…

Phòng trị liệu yên tĩnh, không gian vừa rộng, ấm cúng phù hợp cho tiến trình trị liệu gia đình.

Kỹ thuật trị liệu này cũng có thể tiến hành tại gia đình thân chủ.

Quy trình trị liệu.

Bước 1: Xác định mục tiêu cần thay đổi.

Mục tiêu:

Ở bước này, nhà trị liệu sau khi lắng nghe các vấn đề của hệ thống, cần xác định mục tiêu quan trọng cần thay đổi, đặc biệt các vấn đề nhận thức và hành vi của  một thành viên trong hệ thống làm ảnh hưởng đến thân chủ hoặc các thành viên khác của hệ thống. Qua đó, xác định được hành vi hoặc vấn đề nhận thức cần thay đổi.

Kỹ thuật :

Mời các thành viên trong hệ thống cùng thảo luận về vấn đề mà thân chủ đang gặp phải. Qua đó nhận biết vấn đề cần thay đổi.

Ví dụ : Vấn đề sợ đi học của trẻ là do trẻ chưa chuẩn bị kỹ tâm lý trước khi đi học hoặc trẻ quá bám mẹ nên chuyện đi học là khó khăn.

Trẻ không chịu ăn là do cách chuẩn bị bữa ăn cho trẻ của gia đình, món ăn chưa ngon, chưa phù hợp.

Bước 2: Chuẩn bị nội dung Video.

Ở bước này có hai phương pháp để chuẩn bị nội dung đoạn Video.

+ Phương pháp 1: Đề nghị những người thân trong gia đình thân chủ quay một đoạn Video mini về cảnh sinh hoạt tại gia đình hoặc một hoàn cảnh nào đó giữa thân chủ và người thân trong gia đình, những cảnh quay này phải phù hợp với nội dung vấn đề cần thay đổi ở thân chủ hoặc các thành viên trong gia đình.

Ví dụ : Yêu cầu quay cảnh cha mẹ chuẩn bị đưa trẻ đi học với đứa trẻ sợ đến trường.

Quay cảnh mẹ chuẩn bị và cho trẻ ăn khi đứa trẻ lười ăn,….

+ Phương pháp 2: Đề nghị thân chủ cùng người thân trong gia đình tham gia vào các hoạt động tại phòng điều trị và máy quay tự động không để cho những người tham gia biết.

Đoạn Video phải đạt yêu cầu là rất ngắn ( thường khoảng không quá 2 phút) nhưng chứa đựng được nội dung thảo luận.

Bước 3: Thảo luận vấn đề.

Mục tiêu: Mục tiêu cơ bản ở bước này là giúp các thành viên tham gia các hoạt động thay đổi có cách nhìn rõ ràng hơn về bản thân. Từ đó có nhận thức đúng đắn về các mối quan hệ và sự lỏng lẻo của cấu trúc. Qua đó có hướng thay đổi bản thân, thay đổi sự việc cho phù hợp với điều kiện của cấu trúc.

Kỹ thuật:

+ Chiếu đoạn Video mini mới quay được cho thân chủ hoặc các thành viên cùng xem với nhà trị liệu.

+ Cùng thảo luận với thân chủ hoặc các thành viên về nội dung đoạn Video, cho thân chủ hoặc các thành viên xem nhiều lần. Nhà trị liệu không nói gì đến các yếu tố gây rối loạn cấu trúc mà chỉ thảo luận xung quanh các ý tưởng của đoạn Video.

Bước 4. Kết thúc phiên trị liệu.

Ở bước này sau khi nhà trị liệu và thân chủ đã thảo luận với nhau về các vấn đề, ý tưởng, nội dung của đoạn Video. Nhà trị liệu giúp thân chủ nhận thấy vấn đề cần thay đổi để phù hợp với cấu trúc của gia đình. Xây dựng lại hành vi cho phù hợp với hoàn cảnh và điều chỉnh nhận thức của các thành viên.

4.4.Kỹ thuật phép ẩn dụ

Trong trị liệu gia đình nói riêng và trị liệu tâm lý nói chung, làm việc trên hình ảnh hoặc cấu chuyện ẩn dụ là cách làm việc với thân chủ một cách gián tiếp, không nêu đích danh vấn đề thực tại mà thân chủ đang trải qua, chỉ dùng những hình ảnh, đồ vật, hoặc câu truyện như một phương tiện ẩn dụ chuyển tải thông tin sự kiện của thân chủ. Kỹ thuật này nhằm tránh cho thân chủ những nỗi sợ hãi, khó khăn tâm lý, sự kích động thực sự mà thân chủ đang phải trải qua một cách khó khăn.

Việc thực hiện gồm 3 bước:

Bước 1: Xây dựng hình ảnh ẩn dụ.

Sau khi lắng nghe vấn đề của thân chủ, nhà trị liệu hoặc là tìm một hình ảnh, hoặc một câu chuyện ẩn dụ. Hoặc là cùng với thân chủ thảo luận vấn đề của họ để cùng đưa ra ý tưởng hình ảnh ẩn dụ. Hình ảnh ẩn dụ này phải chứa đựng nội dung có ý nghĩa về một người hay sự việc có liên quan đến thân chủ và các vấn đề của thân chủ hoặc vấn đề của hệ thống.

Tuy nhiên, thường là ở bước này nhà trị liệu để thân chủ hoặc gia đình tự xây dựng câu chuyện và hình ảnh ẩn dụ cho mình.

Bước 2: Thảo luận.

Nhà trị liệu thảo luận về hình ảnh hay câu chuyện ẩn dụ với thân chủ. Các câu thảo luận, hoặc câu hỏi là những câu hỏi và vấn đề mở, hoàn toàn không được thảo luận các vấn đề thật của thân chủ và gia đình họ đang trải qua, chỉ thảo luận về những hình ảnh, câu chuyện ẩn dụ.

Bước 3 : Diễn giải.

Cùng thân chủ diễn giải các vấn đề đã đặt ra ở bước 2.

Các vấn đề diễn giải hoàn toàn không định hướng và không được đánh giá hay phê phán vấn đề của thân chủ hoặc gia đình. Nhà trị liệu tôn trọng ý kiến của thân chủ, để các hình ảnh ẩn dụ bay bổng với các ý kiến diễn giải của cả thân chủ, gia đình và nhà trị liệu.

Tuyệt đối theo nguyên tắc : Chỉ diễn giải các vấn đề của hình ảnh hay câu chuyện ẩn dụ, không diễn giải các vấn đề của thân chủ và gia đình.

 Nguyên tắc :

- Cần hỏi ý kiến tất cả các thành viên trong gia đình về hình ảnh hay câu chuyện ẩn dụ.

- Ở thế giới ẩn dụ, càng nhiều thì tác động càng tốt. Nhà trị liệu vừa cảm nhận, vừa phân tích , lý giải. Đối với gia đình chỉ yêu cầu cảm nhận chứ không lý giải .

- Phép ẩn dụ có thể liên quan đến nhiều chiều kích khác nhau trong trị liệu: một hình ảnh ẩn dụ có thể liên quan đến những sự kiện trong thực tế khách quan, các diễn biến trong nội tâm, hoặc cũng có thể sử dụng hình ảnh ẩn dụ để liên hệ đến các tương tác và các mối quan hệ giữa người với người.

4.5.Kỹ thuật tâm kịch

 Mục đích.

- Giúp thân chủ bộc lộ những cảm xúc và những trải nghiệm vô thức, từ đó có tác dụng như một kỹ thuật động lực tâm thần.

- Qua vở kịch, những ý tưởng và hành vi của kịch cảnh giúp thân chủ có nhận thức đúng đắn và thay đổi những hành vi không phù hợp.

 Nguyên lý.

Cơ sở tác động điều trị của liệu pháp này là giải toả các xung đột dồn nén , làm sảng khoái tinh thần, tạo tâm trạng thư thái vì nó tháo gỡ những vướng mắc về xúc cảm tình cảm , tư tưởng, nhận thức và cả cơ thể …. Nguồn gốc của giải toả , theo Morenon là tính tự phát được hiểu là khả năng thân chủ phản ứng phù hợp với những tình huống, hoàn cảnh xuất hiện đột ngột. Thường thường, những người bị các rối nhiễu tâm lý hay rối loạn tâm thần có những thiếu hụt nào đó về kỹ năng giao tiếp, ít có khả năng ứng phó kịp thời phù hợp với hoàn cảnh . Hơn nữa , họ còn bị rối loạn cân bằng giữa thế giới thực và thế giới tưởng tượng.

Chỉ định và chông chỉ định.

Chỉ định:

- Các rối loạn tâm căn : lo âu, trầm cảm, …

-Các rối loạn hành vi, cảm xúc ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

- Tâm thần phân liệt ổn định….

Chống chỉ định:

Các trường hợp loạn thần cấp, chậm phát triển tâm thần nặng.

Kỹ thuật.

Thiết lập khung trị liệu:

- Về không gian : Trị liệu tâm kịch phải được thiết kế bởi một phòng rộng vừa đủ cho khoảng 10 người trong phiên trị liệu. Phòng phải đủ thoáng , mát và không ồn ào, cách xa sự chú ý của những người xung quanh cũng nhưng không thể làm những người tham gia trị liệu phân tâm, luôn tạo sự tin tưởng trong phiên trị liệu.

- Trong một phiên trị liệu ít nhất có sự tham gia của từ 2 nhà trị liệu trở lên. Một người đóng vai trò như người dẫn chương trình còn người kia nhưng một người ghi chép khách quan, sau đó lý giải những tình huống đã xảy ra.

- Thời gian cho một buổi trị liệu thường kéo dài đến 1 giờ. Thời gian cho một tiến trình trị liệu không giới hạn, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, đánh giá của nhà trị liệu,…

- Nguyên tắc quan trọng nhất trong trị liệu tâm kịch là sự bảo mật thông tin. Nguyên tắc này phải được thiết lập ngay từ đầu, các thành viên trong phiên trị liệu thống nhất và tôn trọng thông tin cá nhân của từng thành viên , không được lấy thông tin đó phát tán ra ngoài, hay dùng nó như một cách để vì mục đích cá nhân. Tốt nhất phải có hợp đồng rõ ràng trước khi bắt tay vào trị liệu.

- Trước phiên trị liệu, nhà trị liệu phải tiên lượng được những tình huống có thể xảy ra trong quá trình điều trị. Muốn vậy nhà trị liệu cần phải tìm hiểu thân chủ của mình thật kỹ trước khi bắt đầu trị liệu. Có kế hoạch từng giai đoạn trị liệu rõ ràng và thường chủ động trong phiên trị liệu.

 Quy trình một buổi trị liệu tâm kịch.

( Một phiên trị liệu tâm kịch thường trải qua 4 gia đoạn )

Bước 1 : Xây dựng chủ đề của buổi trị liệu.

Trong bước này, mọi người ngồi trên ghế thành vòng tròn, tất cả mọi người tham dự được yêu cầu tìm một chủ đề để tạo ra một kịch cảnh. Mỗi người kể điều mà họ nghĩ  hay tưởng tượng ra trong tuần lễ trước, chuyện gì xảy ra trong cuộc sống của họ hay họ mơ tưởng chuyện gì. Một cuộc trao đổi quanh câu chuyện kể sẽ dần dần hình thành và từ đó thoát ra chủ đề yêu thích hay chủ đề cả nhóm cùng quan tâm. Nếu ai đó nói điều gì có vẻ kích thích sự xúc động hay trí tưởng tượng của những người khác , điều anh ta nói sẽ được dùng làm khởi điểm cho kịch cảnh.

Trong giai đoạn này, nhà trị liệu là người khơi gợi và hướng dẫn thân chủ kể về câu chuyện của họ. Sau đó cùng thống nhất với nhóm về chủ đề sẽ trở thành kịch cảnh trong quá trình trị liệu.

Giai đoạn này thường kéo dài  5 – 10 phút của một phiên trị liệu.

Bước 2: Chuẩn bị cho vở kịch.

Ở bước này, nhà trị liệu và nhóm xây dựng vở kịch từ chủ đề đã chọn, một kịch cảnh tưởng tượng được hình thành với những nhân vật như ông bố, bà mẹ, gia đình hay các đồng nghiệp,… Bên cạnh đó, những người tham gia cũng có thể thủ vai các con vật hay đồ đạc quen thuộc trong cuộc sống và là chứng nhân của cuộc sống đã được gợi ra. Một khi kịch cảnh đã được xây dựng , các vai diễn lộ ra và người thủ vai được chọn, thường là các thành viên tự chọn vai mình thích hoặc tâm đắc. Sau đó, việc chọn vai được cả nhóm bàn bạc và cuối cùng , khi các bước chuẩn bị đã xong, vở diễn có thể bắt đầu.

Giai đoạn này thường kéo dài 5 – 10 phút.

Bước 3: Diễn tiến của vở diễn.

Khi đã chuẩn bị xong về kịch cảnh và công việc phân vai đã xong, vở diễn sẽ bắt đầu với những tình tiết đã được xác định từ bước đầu. Tuy nhiên, vở diễn thường có những tình huống bất ngờ đối với diễn viên. Những ý tưởng ban đầu chỉ là những nét sơ thảo của vở diễn. Mỗi diễn viên có thể có khả năng thêm vào vai diễn của mình những tình tiết cá nhân của cuộc đời mình, cuộc đời này cũng được đưa vào vở diễn và chủ đề của tâm kịch, cho dù là người khác khởi xướng, cũng được dùng để đưa vào vở diễn một cái gì đó của cuộc đời cá nhân. Qua đó bộc lộ những cảm xúc và những ám ảnh bị dồn nén. Nó sẽ kích thích những biểu diễn và làm nảy sinh những hồi tưởng, những sống thực, những sống thực này có thể được nói ở buổi trị liệu sau, trước mỗi buổi trị liệu.

Giai đoạn này, nhà trị liệu như người hướng dẫn, không được can thiệp quá sâu vào cảm xúc thân chủ, tạo cho thân chủ cảm giác có thể bộc lộ những yếu tố  bản thân. Nhà trị liệu thứ 2 là người ghi chép trung thành.

Giai đoạn này thường kéo dài 20 – 30 phút.

Bước 4: Kết thúc buổi trị liệu.

Sau một thời gian diễn kịch, nhà trị liệu vẫn ngồi và quyết định sẽ ngưng diễn hay không, xem như đã có đủ những sự việc được tỏ bày để hình thành một ý tưởng, một giả thiết. Mọi người sẽ ngồi lại lên ghế của mình và chia sẻ những cảm tưởng, những suy nghĩ  đã được kịch cảnh gợi ra, những kỷ niệm có thể đã đến với tâm trí mình…, đây chính là dịp để nhà trị liệu tham gia trò chơi và nhà trị liệu vai trò quan sát đưa ra những lý giải , nhưng điều này không nhất thiết phải có vì thường cuối cùng thì thân chủ cũng tỏ ra có khả năng về việc này.

Kết thúc buổi trị liệu, nhà trị liệu cần nhắc lại quy ước từ đầu buổi trị liệu. Yêu cầu nhóm làm một số kỹ thuật thư giãn và tuyên bố kết thúc buổi trị liệu.

PGS.TS.BS Nguyễn Văn Thọ

TỔNG QUAN VỀ GIA ĐÌNH VÀ TRỊ LIỆU HỆ THỐNG

trilieutamly.blogspot.com

TỔNG QUAN VỀ GIA ĐÌNH VÀ TRỊ LIỆU HỆ THỐNG

BS NGUYỄN MINH TIẾN 
Cử nhân tâm lý PHẠM THỊ THANH NHÀN
 
 
MỘT CÁI NHÌN VỀ GIA ĐÌNH NHƯ MỘT HỆ THỐNG
Khái niệm về gia đình.
Khái niệm về gia đình có rất nhiều định nghĩa khác nhau, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số định nghĩa chính.
+ Theo từ điển Việt Nam (Đào Văn Tập): Gia đình chỉ mọi người quen thuộc trong gia đình.
+ Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: Gia đình là tập hợp những người cùng chung sống thành đơn vị nhỏ nhất trong xã hội. Họ gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân cùng dòng máu, thường là gồm vợ chồng cha mẹ và con cái.
+ Theo từ điển Tâm lý của BS.Nguyễn Khắc Viện: Gia đình gồm bố mẹ con và có hay không một số người khác cùng chung sống trong một nhà.
+Theo Littré: Gia đình là một tập hợp người có cùng huyết thống, sống chung trong một nhà và chủ yếu là gồm cha mẹ và con cái.
+ Theo ý kiến của nhà sử học – nhân chủng học, Louis Henry Morgan (1818 – 1881). Gia đình là một cơ cấu năng động, nó không bao giờ đứng yên một chỗ mà chuyển từ hình thức thấp lên hình thức cao, khi xã hội phát triển từ một giai đoạn thấp sang một giai đoạn cao hơn.
Tuy nhiên, trong bài viết này thì khái niệm về gia đình được định nghĩa như sau: Theo truyền thống, gia đình được định nghĩa như là một nhóm người, có cùng quan hệ dòng máu hoặc cùng huyết thống và cùng cư trú. Định nghĩa này được mở rộng bao gồm những người có cùng cảm nhận về một gia đình tương lai, hoà hợp bởi hôn nhân, dòng máu, cư trú và người làm con nuôi.
Nói chung, sự kết hợp các thành viên trong một gia đình có thể do hai yếu tố chính:
(1) Những người cùng huyết thống (cha mẹ–con cái, ông bà–cháu, anh chị em ruột …).
(2) Yếu tố luật định (kết hôn, nuôi con…). Một số gia đình được tạo lập không tuân theo cách thức truyền thống hoặc không được luật pháp hoặc đạo đức xã hội thừa nhận (ví dụ sống chung không hôn thú, hôn nhân giữa những người đồng tính…).
Khái niệm về hệ thống.
Học thuyết hệ thống được bắt nguồn và vận dụng trong nhiều lĩnh vực, cơ khí hay tin học, sinh học hay kinh tế xã hội. Một hệ thống được định nghĩa là một tổng thể phức hợp gồm nhiều yếu tố liên quan với nhau.Và mỗi biến động trong một yếu tố nào đó đều tác động lên những yếu tố khác và cũng có thể tác động lên toàn bộ hệ thống. Một hệ thống gồm nhiều tiểu hệ thống, đồng thời lại là một bộ phận của một hệ thống khác lớn hơn. Có những hệ thống khép kín, không trao đổi với xung quanh và cũng có những hệ thống mở. Hệ thống khép kín chỉ gặp trong ngành vật lý, còn các hệ thống sinh học hay xã hội đa phần là hệ thống mở.
Một hệ thống không chỉ là một tập hợp gồm nhiều bộ phận khác nhau, mà là một tổng thể có những đặc tính không hoàn toàn do những đặc trưng của các bộ phận khác cộng lại.
Mối liên quan ở đây không phải đơn tuyến một chiều, mà các yếu tố tác động lẫn nhau theo những mối liên quan chằng chịt đặc biệt là mối liên hệ tác động qua lại theo mạch phản hồi (feedbackrétroaction). Sơ đồ nhân quả đơn tuyến (linear causality) theo đường thẳng A [ B [  C được thay thế bằng sơ đồ nhân quả xoay vòng (circular causality).
A
  C
Những tác động qua lại giữa các bộ phận tạo ra một thế nhất định. Mỗi sự kiện gây ra một tác động đồng thời cũng gây ra những phản ứng ngược lại tạo ra xu thế lập lại trạng thái cân bằng nội tại (homeostasis). Tuy nhiên mọi hệ thống lành mạnh vẫn giữ được bản sắc trong lúc tạo ra những thay đổi cơ cấu để thích nghi với những biến động của môi trường.
Có những hệ thống linh hoạt có khả năng điều chỉnh những mối quan hệ bên trong và bên ngoài một cách dễ dàng để tồn tại lâu dài. Có những hệ thống cứng nhắc khi gặp biến động mạnh trong môi trường thì không giữ được cân bằng dễ bị tan rã.
Hệ thống nào cũng có một bờ rào, một đường biên giới phân cách với môi trường chung quanh, có qui định đầu vào và đầu ra, cụ thể hoá mối liên quan giữa hệ thống và môi trường, đồng thời được bố cục theo những cơ cấu và hoạt động theo cơ chế nhất định.
Những hệ thống khép kín sẽ mất dần năng lượng dẫn tới tiêu vong (entropie), còn những hệ thống mở có khả năng tiếp nhận năng lượng từ bên ngoài tồn tại lâu dài. Nhờ có sự liên quan với nhau mà những hệ thống tồn tại được nhưng cũng vì vậy gây ra rối loạn cho nó.
Theo phương pháp Decartes cần phân chia những sự vật phức tạp thành những yếu tố đơn giản. Còn trong quan điểm hệ thống lại cần nhìn thấy hết tính phức tạp của sự vật.
Khái niệm gia đình như một hệ thống
Gia đình như một hệ thống mở, gồm nhiều thành viên với những mối liên hệ qua lại chằng chịt. Những tác động qua lại này nhằm duy trì sự cân bằng của hệ thống gia đình. Trong nội bộ gia đình, những mối tình cảm, lòng ham, xung năng, và quan hệ uy quyền tạo ra những luồng thông tin truyền dẫn giữa những thành viên. Mỗi gia đình tạo ra một mối liên quan riêng tuỳ thuộc vào văn hóa xã hội, lịch sử và những tính chất riêng của gia đình đó.
Những mối liên quan này có thể linh hoạt hoặc cứng nhắc giữa các thành viên với nhau, giữa các tiểu hệ thống bên trong gia đình, và giữa gia đình với các hệ thống lớn hơn bên ngoài (làng xóm, phố phường…) mà ranh giới giữa gia đình và bên ngoài có thể bịt kín hay mở rộng.
Gia đình là một giao diện (interface) giữa cá nhân và xã hội, là một thể chế thiết yếu làm trung gian giữa mục tiêu sinh lý và văn hoá xã hội trong sự hình thành nhân cách. Ranh giới giữa các thành viên với nhau cũng như giữa gia đình và môi trường chung quanh là một vấn đề rất quan trọng. Bản thân cơ cấu gia đình không phức tạp lắm, nhưng mỗi thành viên là một tiểu hệ phức tạp, và phức tạp hơn nữa là một hệ thống lớn xã hội xung quanh.
Sự ảnh hưởng lẫn nhau trong gia đình đi theo một vòng cung phản hồi của mối quan hệ nhân quả mà trong đó những sự kiện đơn lẻ được quan niệm vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả, và có sự tác động hỗ tương giữa các sự kiện với nhau.
Gia đình bao gồm nhiều tiểu hệ thống phụ thuộc lẫn nhau, mỗi tiểu hệ thống thực hiện những chức năng đặc biệt để duy trì bản thân tiểu hệ thống và bảo vệ duy trì cả hệ thống như một tổng thể.
Mỗi cá nhân cũng là một tiểu hệ thống bên trong gia đình. Cá nhân có liên hệ về mặt chức năng và thứ bậc với các tiểu hệ thống và các cá nhân thành viên khác trong gia đình. Tiểu hệ thống có thể được thành lập dựa trên các thứ bậc (như vợ chồng, anh chị em…), hoặc theo chức năng (cha mẹ, ông bà, con cái...), hoặc theo phái tính (mẹ và các con gái…).
Đến luợt gia đình cũng là một tiểu hệ thống, khi mở rộng giao tiếp với thế giới bên ngoài.
Các tiểu hệ thống được phân chia bằng những đường biên giới. Đường biên giới bảo vệ tiểu hệ thống và cho phép tác động qua lại giữa những tiểu hệ thống.
Đường biên giới có thể lỏng lẻo hoặc cứng nhắc (mở rộng hoặc khép kín) và thích nghi với thay đổi cần thiết của hệ thống gia đình. Bệnh lý thích nghi xuất hiện nếu đường biên giới quá cứng nhắc không cho phép giao tiếp thích hợp giữa hai tiểu hệ hoặc đường biên giới quá lỏng lẻo khiến có sự dính chặt, hoà lẫn chức năng giữa các tiểu hệ thống.
Gia đình lành mạnh cần có những đường biên giới uyển chuyển giữa các cá nhân thành viên và các tiểu hệ, vừa không quá cứng nhắc để có thể duy trì chức năng trao đổi, gắn bó giữa các thành viên, vừa không quá lỏng lẻo để duy trì sự độc lập, trưởng thành của từng thành viên. Hệ thống gia đình có những qui luật, những nguyên tắc cho phép thực hiện những nhiệm vụ trong cuộc sống hằng ngày và duy trì cấu trúc của nó. Một vài qui luật được công khai và không giấu diếm nhưng trái lại những qui luật khác là không được bộc lộ công khai (qui luật ngấm ngầm).
Gia đình lành mạnh có những qui luật kiên định, được nêu rõ và có thể uyển chuyển thích nghi với sự thay đổi. Mỗi thành viên trong gia đình có một số vai trò, mà vai trò này liên kết các vị thế và chức năng của người ấy trong gia đình.
Vai trò có thể theo vị trí, thứ bậc trong gia đình như: bố mẹ, con cái, anh chị em … Vai trò có thể theo chức năng mà thành viên đảm nhận như nạn nhân (victim), người chịu tội thay (scapegoat), hoặc thánh tử đạo (martyr), v.v...
Theo quan điểm hệ thống tất cả những hành vi (ví dụ: vai trò, những triệu chứng và những hình thức giao tiếp) đều có một ý nghĩa. Ví dụ một người kém thích nghi có thể tác động để giữ gia đình được cân bằng. Đặc biệt một người ở tuổi vị thành niên rối loạn trong vấn đề ăn uống có thể ngày càng dẫn đến việc gia đình quan tâm những khó khăn mà thiếu niên đó đang gặp phải. Rối loạn ăn uống có thể là chỉ báo cho thấy quá trình cá biệt hoá kém.
Sự phát triển của gia đình (family development)
Sự phát triển gia đình liên quan đến sự trưởng thành của các thành viên trong gia đình, thay đổi cấu trúc nhiệm vụ và quá trình tác động qua lại của đơn vị gia đình với bên ngoài, hỗ trợ việc liên kết những tiểu hệ thống.
Chu trình đời sống gia đình trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn mang một tính chất khác nhau. Các giai đoạn phát triển của gia đình có được vượt qua một cách thành công hay không là phụ thuộc vào hiệu lực phát triển gia đình thông qua việc điều chỉnh nhiệm vụ của các thành viên trong gia đình phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Các biến cố đột xuất và thời điểm chuyển tiếp giữa các giai đoạn phát triển có tính thách thức cao đối với khả năng thích nghi của gia đình.
Betty Carter và Monica Mc Goldrick (1988) đã mô tả sáu giai đoạn trong chu trình đời sống gia đình như sau:
Giai đoạn 1: Cá nhân trưởng thành, rời khỏi gia đình gốc
Nguyên lý cơ bản trong quá trình chuyển tiếp: Cá nhân đó dần dần có được các trách nhiệm đối với bản thân.
Các thay đổi:
+ Cá biệt hoá chủ thể từ gia đình gốc.
+ Phát triển mối quan hệ với người đồng trang lứa.
+ Trở nên độc lập về tài chính và quyết định công việc.
Giai đoạn 2: Lập gia đình
Nguyên lý chuyển tiếp: Tham gia tạo lập một hệ thống mới.
Các thay đổi:
+ Có gia đình riêng.
+ Sắp xếp mối quan hệ với hai họ và với người ngoài (có xem xét tương quan với người đồng hôn phối).
Giai đoạn 3: Gia đình có con nhỏ
Nguyên lý chuyển tiếp: Chấp nhận những thành viên mới xuất hiện trong hệ thống.
Các thay đổi:
+ Điều chỉnh hệ thống sao cho có “chỗ” dành cho sự chăm sóc con cái.
+ Đảm đương các công việc gia đình, kiếm tiền, nuôi con.
+ Sắp xếp lại các chức năng, vai trò đối với gia đình hai họ (bao gồm ông bà nội, ngoại).
Giai đoạn 4: Gia đình có con vị thành niên (thiếu niên)
Nguyên lý chuyển tiếp: Ranh giới gia đình cần uyển chuyển, chấp nhận dần tính độc lập của các con và thực trạng sức khoẻ yếu kém của ông bà.
Các thay đổi:
+ Cho phép đứa con vị thành niên độc lập hơn. Hệ thống gia đình cũng “mở” hơn ra thế giới bên ngoài khi đứa con vị thành niên “đi đi, về về”.
+ Vợ chồng có thể quan tâm trở lại đối vơi nhau và với công việc của mình.
+ Chia sẻ trách nhiệm chăm sóc sức khỏe ông bà nội ngoại.
Giai đoạn 5: Gia đình có con trưởng thành
Nguyên lý chuyển tiếp: Chấp nhận những thay đổi lớn trong cơ cấu gia đình, có những người rời đi và có những người mới tiếp nhận vào hệ thống.
Các thay đổi:
+ Tái sắp xếp lại đời sống vợ chồng khi các con đã lớn.
+ Đối xử với con cái như những người lớn với nhau.
+ Sắp xếp lại các mối quan hệ bao gồm cả việc trở thành thông gia, ông bà, v.v…
+ Đối đầu với sức khoẻ kém hoặc cái chết của ông bà nội, ngoại.
Giai đoạn 6: Gia đình lúc cuối đời (later life)
Nguyên lý chuyển tiếp: Chấp nhận sự chuyển đổi vai trò của các thế hệ.
Các thay đổi:
+ Sức khoẻ bản thân giảm sút.
+ Hỗ trợ cho thế hệ con trẻ.
+ Có vị trí trong hệ thống dành cho người cao tuổi, truyền lại hiểu biết và kinh nghiệm cho thế hệ sau ( mà không làm thay chức năng con cháu).
+ Đối diện với cái chết của bạn đời, bạn bè, chuẩn bị cho cái chết của chính mình.
+ Nghiệm lại chuyện đời …
Khái niệm về chức năng gia đình lành mạnh (normal family functioning)
Wamboldt và Reiss (1991) đã đặt câu hỏi: Khi một thành viên trong gia đình có triệu chứng thì gia đình đó có được miêu tả là gia đình lành mạnh hay không? Ngược lại, một cá nhân có thể đánh giá là lành mạnh nếu cô ấy hoặc anh ấy trưởng thành trong một gia đình bệnh lý không, trừ khi đó là bệnh lý về sự thích nghi?
Sự lành mạnh gia đình có thể được đánh giá dựa trên các yếu tố: không có triệu chứng rối loạn chức năng được vận hành tốt và gia đình thích ứng được với sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội.
Một vài tác giả khác (tiêu biểu như Satir và Baldwin, 1983) mô tả gia đình lành mạnh là bao gồm những cá nhân lành mạnh. Sự lành mạnh có thể thấy được qua các bình diện sức khoẻ thể chất, tinh thần, bối cảnh sống, dinh dưỡng, cảm xúc, trí năng và các mối quan hệ. Các thành tố chức năng ấy ở mỗi thành viên lại tạo nên cảm nhận về bản thân của riêng người ấy. Và tất cả những cảm nhận về bản thân của các thành viên sẻ góp phần tạo nên sự lành mạnh chung cho cả hệ thống gia đình.
Những gia đình tốt nhất thường là gia đình có sự gắn bó, rõ ràng và có cấu trúc linh hoạt (flexible). Đường biên giới các thế hệ và cá nhân là có sự trao đổi qua lại để hiểu nhau, thừa nhận một cảm giác gần gũi và chung sống với nhau lâu dài nhưng vẫn thể hiện được sự tôn trọng tính riêng tư của cá nhân và tiểu hệ thống.
Sự lành mạnh gia đình khuyến khích sự tự chủ cho tất cả những thành viên ở độ tuổi thích hợp. Gia đình lành mạnh thích nghi với cấu trúc bên trong của họ, vai trò mối quan hệ và những qui tắc phản ứng đối với tình huống, phát triển những yêu cầu và những thông tin mới từ môi trường.
Một khả năng thứ bậc rõ ràng tồn tại giữa tiểu hệ thống bố mẹ và con cái. Việc điều khiển uy quyền đến tất cả các thành viên trong gia đình một cách rõ ràng. Trong phạm vi truyền đạt, gia đình lành mạnh truyền đạt rõ ràng và có hiệu quả về cảm nghĩ của họ, thích hợp với điệu bộ tự nhiên và thái độ cảm xúc đang diễn đạt, không có các thông tin “nhập nhằng – nước đôi” (double-bind).
Khái niệm về gia đình bệnh lý (pathological or dysfunctional family)
Gia đình bệnh lý có tính chất không linh hoạt và không có khả năng thích nghi trước sự phản ứng của môi trường, hoặc tình huống yêu cầu sự thay đổi.
Những gia đình này có khuynh hướng không phân hoá, có đường biên giới không tốt, thất bại trong việc hỗ trợ phát triển sự lành mạnh cho mỗi cá nhân và thiết lập sự tin cậy trong mối quan hệ. Gia đình bệnh lý không linh hoạt, được định nghĩa là cấu trúc có khả năng không tốt, có sự giao tiếp yếu kém (tiêu biểu đó là sự giao tiếp không nhất quán), không có khả năng thương lượng và giải quyết vấn đề, cảm xúc được thể hiện bằng những cách thức tiêu cực, thiếu quan tâm và chăm sóc.
Theo Obson và những cộng sự (1983), khả năng thích nghi của gia đình có liên quan với chức năng hệ thống gia đình linh hoạt và có khả năng thay đổi. Nó còn có khả năng cấu trúc vai trò mối quan hệ và những qui tắc phản ứng trước tình huống và phát triển những yêu cầu. Ngược lại gia đình không lành mạnh thì bám vào các thông lệ cứng nhắc và không có khả năng thay đổi linh hoạt.
GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRƯỜNG PHÁI TRỊ LIỆU HỆ THỐNG
Có rất nhiều trường phái trong quan điểm hệ thống, tuy nhiên trong khoá luận này chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh đến quan điểm của ba tác giả đó là: Salvador Minuchin, Murray Bowen và Ivan Boszormenyi – Nagy.
Liệu pháp Bối cảnh - Xuyên thế hệ (Intergenerational–Contextual Family Therapy)
Liệu pháp này gắn với tên tuổi của Ivan Boszormenyi – Nagy và các tác giả khác như Sperk, Grunebaum và Ulrich, là sự phát triển của trị liệu gia đình theo định hướng phân tâm học.
Liệu pháp này nhấn mạnh đến các cơ chế động năng cả trong nội tâm cá nhân lẫn trong mối quan hệ liên cá nhân, và trong khi đã nhấn mạnh đến những gì đã xảy ra trong quá khứ nó vẫn chú tâm xem xét những vấn đề trong hiện tại.
Liệu pháp này được vận dụng trong một khung đạo đức–hiện sinh (ethical–existential framework) và xem gia đình gốc là trung tâm.
Nagy và Geraldine Spark ( 1973), đưa ra các khái niệm như “di sản” (legacy), “lòng trung thành”(loyalty), sự “hàm ơn” hay “mắc nợ” (indebtness) của một người đối với gia đình gốc của mình.
Tính trung thành là tất cả những kỳ vọng được đặt ra để các thành viên trong gia đình phải cam kết làm theo. Về cơ bản, lòng trung thành là nhằm mục đích duy trì sự tồn tại của gia đình hơn là giúp cho sự cá biệt hoá chủ thể (self-diffrentiation).   
Mỗi thành viên trong gia đình đều có một “quyển sổ ghi công và nợ” (ledger of merits and debts) - Đây là cách nói có tính ẩn dụ, trong đó “công” ám chỉ sự đầu tư vào các mối quan hệ, còn “nợ” có ý nói về những nghĩa vụ của thành viên đó. Nội dung của “cuốn sổ ghi” này thay đổi tuỳ theo người này đang đầu tư (anh ta có hỗ trợ, giúp đỡ ai khác không?) hay anh ta đang “rút tiền lời” ()1 (tức là đang khai thác lợi ích từ người khác). Khi có sự bất công xảy ra, sẽ xuất hiện việc “thanh toán công nợ về mặt tâm lý” (repayment of psychological debts). Ngoài ra mỗi thành viên còn lưu giữ sổ ghi công nợ của cả gia đình, một “hệ thống tài khoản xuyên thế hệ” (multi-generational accounting system) trong đó ghi rõ “ai vay mượn cái gì từ ai?”.
Các nghĩa vụ bắt nguồn từ các thế hệ trong quá khứ đang ngấm ngầm ảnh hưởng đến hành vi của các thành viên trong gia đình ở hiện tại (sự trung thành vô hình: invisible loyalty). Việc rối loạn chức năng gia đình xảy ra khi các cá nhân thành viên hoặc cả gia đình cảm thấy rằng lâu nay họ đã làm sai lệch cán cân công nợ mà việc sai lệch này đã không có cách giải quyết. Việc này làm giảm mức độ tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dẫn đến việc những thành viên nào thấy mình bị mất mát nhiều sẽ phản ứng như mình có quyền được phá hoại hoặc cảm thấy như mình mắc nợ quá nhiều, hoặc khi đó trong gia đình sẽ xuất hiện một thành viên bị nêu danh để chịu gán tội: “một bệnh nhân chỉ định” (identified patient ).
Vì thế muốn hiểu được căn nguyên, chức năng, và điều kiện duy trì triệu chứng của một cá nhân thành viên, chúng ta phải xem xét lịch sử diễn biến của vấn đề, “sổ ghi công nợ của gia đình” và những “ tài khoản cá nhân chưa được thanh toán”.
Cấu trúc cơ bản của liệu pháp.
Liệu pháp bối cảnh - xuyên thế hệ là loại liệu pháp được thực hiện tập trung và lâu dài cho các cá nhân và gia đình, bao gồm cả những phiên trị liệu đa thế hệ. Tốt nhất là được thực hiện bởi một nhóm những nhà trị liệu để tái lập lại một khuôn mẫu vận hành cân bằng trong gia đình, trong đó những cá nhân này hỗ trợ cho những cá nhân khác. Nhà trị liệu khuyến khích từng thành viên tự bộc lộ bản thân và củng cố giá trị của từng cá nhân.
Xác định mục tiêu
Các mục tiêu trị liệu của liệu pháp này có tính phổ quát, chứ không tuỳ thuộc vào những đặc trưng riêng biệt của từng gia đình. Nhà trị liệu nhắm đến việc nêu ra những qui luật về tính trung thành còn đang ẩn khuất, ngấm ngầm bên trong gia đình; phát hiện những “tài khoản cá nhân và gia đình chưa được thanh toán”, tái lập lại sự cân bằng về mặt nghĩa vụ trong thực tế (tiến trình tái kết nối: rejunction process) nhằm phục hồi lại những quan hệ bị gãy đổ, bị lệch lạc, phát triển những cách thức quan hệ có tính thích nghi hơn, và cân đối lại cán cân cho – nhận giữa các thành viên bên trong gia đình. Trị liệu cũng giúp xây dựng một kế hoạch dự phòng cho các vấn đề tương tự sẽ xảy ra ngay trong hiện tại cũng như trong các thế hệ tương lai. Mặc dù việc làm mất đi triệu chứng và giảm đi sự đau khổ vẫn là mục tiêu quan trọng tức thời của việc trị liệu, nhưng mục đích bao quát của liệu pháp vẫn là nhằm giúp các cá nhân trong gia đình có được sự phân định rõ rệt giữa “kỷ” và “tha” (self–object    delineation) và tham gia có trách nhiệm hơn vào các mối quan hệ trong gia đình.
Liệu pháp Gia đình gốc (Family–of–Origin Family Therapy)  
Liệu pháp còn có tên gọi là liệu pháp Đa thế hệ (multigenerational therapy) do Murray Bowen đề xướng; cũng là một nhánh phát triển từ liệu pháp gia đình theo định hướng phân tâm. Tương tự như Nagy, liệu pháp của Bowen cũng nhấn    mạnh vào các yếu tố động lực học của nội tâm và quan hệ liên cá nhân (intrapsychic and interpersonal dynamics). Tuy nhiên, liệu pháp gia đình gốc chủ yếu tập trung vào động năng gia đình trong quá khứ. Gia đình gốc là đơn vị trung tâm của cách tiếp cận này.
Theo Bowen (1978), gia đình là một hệ thống các mối quan hệ về cảm xúc. Sự rối loạn chức năng phát sinh khi các cá nhân bị mắc mứu vào gia đình gốc của mình, khiến bản thân người này không thể khẳng định được cảm xúc và ý kiến của riêng mình và/ hoặc khiến anh ta không có khả năng đối phó hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề trong đời sống của mình.
Khái niệm then chốt trong học thuyết này là sự cá biệt hoá chủ thể (self-differentiation): Đó là khả năng của một cá nhân có thể biệt định hoá các chức năng cảm xúc và trí năng của mình. Nếu tiến trình cá biệt hoá tốt, cá nhân đó sẽ có chức năng cảm xúc và trí năng tương đối độc lập, một người như thế có khả năng hài lòng với các mối quan hệ xã hội và tự lựa chọn các mục đích    sống của đời mình.
Những cá nhân lành mạnh không “đầu tư quá mức” đến nổi mắc mứu vào các mối quan hệ cảm xúc trong gia đình gốc và cũng không cắt đứt hoặc không phủ nhận tầm quan trọng của các mối quan hệ này.
Trái ngược lại, có những cá nhân “ cá biệt hoá” kém, họ bị lẫn lộn giữa các chức năng cảm xúc và trí năng hoặc có sự tạo lập một “khối những cái tôi cá biệt hoá kém trong gia đình” (undifferentiated family ego mass) làm cản trở tiến trình trưởng thành của các cá nhân.
Hệ thống quan hệ cảm xúc gia đình tạo nên một cơ cấu tương quan phụ thuộc về mặt cảm xúc giữa các thành viên tuân theo những nguyên tắc tổ chức của gia đình đó. Ở một gia đình hạt nhân, hệ thống cảm xúc được tạo lập bởi người bố và người mẹ (hai người đồng hôn phối) và tính chất của hệ thống đó đặc biệt tương thích với mức độ cá biệt hoá của bản thân hai người này, từ các gia đình gốc của họ. Khi hôn nhân được hình thành giữa hai người có mức độ cá biệt hoá tốt, họ thường sẽ tạo nên một đời sống lứa đôi ổn định.
Khi cả hai người đồng hôn phối có mức độ cá biệt hoá kém, họ dễ trải nghiệm những nỗi lo âu khi tạo lập gia đình riêng của mình. Để giải quyết các vấn đề, họ thường có những phản ứng như: hạn chế sự gần gũi về cảm xúc với người kia, hoặc sẽ có những xung đột trong hôn nhân; sẽ xuất hiện một trong hai người có triệu chứng rối nhiễu hoặc hai người sẽ lôi kéo một người thứ ba vào cuộc để tạo lập một “ quan hệ bộ ba” (triangulation), đó có thể là một đứa con, một người bạn, người tình, bố, mẹ, hoặc một nhà trị liệu tâm lý, nhằm ổn định các căng thẳng trong hôn nhân của họ. Khi “Bộ ba” bị thất bại trong việc giải quyết vấn đề, những nhân tố khác lại được tìm kiếm để hình thành những bộ ba mới…
Các quan hệ bộ ba có thể lập đi lập lại và trở nên rối loạn về chức năng (tức là không giải quyết được vấn đề khó khăn) khi cá nhân thành viên cứ thể hiện kiên định mãi những vai trò một cách rập khuôn (ví dụ: một người mẹ trầm cảm, một người con có hành vi bộc phát, hoặc một người con quá giỏi dang…). Một    triệu chứng bệnh lý đôi khi cũng có vai trò như một tác nhân thứ ba trong quan hệ tam giác này. Ví dụ, một cá nhân có thể trở nên nghiện rượu để trốn tránh những đau khổ do đời sống hôn nhân có vấn đề chưa được giải quyết. Và sau đó, chứng nghiện rượu lại càng làm trầm trọng thêm các khó khăn trong hôn nhân.
Một loại quan hệ tay ba thường gặp nhất là giữa bộ ba: bố, mẹ và một đứa con. Đứa trẻ dễ bị tổn thương nhất trong số các con sẽ được lôi kéo vào bộ ba như một đáp ứng với sự rối loạn chức năng trong đời sống hôn nhân (đây gọi là “tiến trình phóng chiếu trong gia đình”: family projection process). Sự phóng chiếu ở đây có ngụ ý nói rằng bố mẹ đã “truyền” sang con mình sự yếu kém trong việc cá biệt hoá bản thân họ từ gia đình gốc của họ. Mức độ phóng chiếu tương ứng với mức độ cá biệt hoá kém của bố mẹ và mức độ khó khăn của các vấn đề bên trong gia đình. Tiến trình phóng chiếu này có thể dẫn đến sự tổn thương đứa trẻ và thậm chí lan sang cả những đứa con khác.
Ngoài ra, sự phát sinh tâm bệnh ở một cá nhân còn có thể liên quan đến “tiến trình truyền lan đa thế hệ” (multigenerational transmission process) trong đó có sự tái diễn của tiến trình phóng chiếu bên trong gia đình và lập đi lập lại các vấn đề xung đột xuyên qua nhiều thế hệ trong gia tộc. Các rối loạn tâm bệnh được coi như là một sản phẩm của lịch sử và phát triển từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Cấu trúc cơ bản của liệu pháp.
Liệu pháp kiểu Bowen được áp dụng trong trị liệu các cặp vợ chồng hoặc từng cá nhân người trưởng thành, bởi một nhà trị liệu, có thể tiến hành ngắn hạn hoặc dài hạn, với nhịp độ mỗi tuần một lần hoặc cách khoảng xa hơn. Cặp vợ chồng là trung tâm điểm cơ bản và nhà trị liệu sẽ chỉ rõ việc gia tăng khả năng cá biệt hoá của mỗi người sẽ giúp loại bỏ triệu chứng bệnh lý của một cá nhân thành viên bên trong gia đình. Kết cấu của liệu pháp tương đối chặt chẽ và nhà trị liệu giữ một vai trò tích cực đặt các câu hỏi cho từng người trong cặp vợ chồng, về bản thân họ và các đáp ứng của họ đối với những lời phê bình của người kia.
Xác định mục tiêu.
Mục đích trung tâm của liệu pháp Bowen là giúp thân chủ đạt được mức độ cá biệt hoá tốt từ bên trong gia đình gốc của mình. Mục đích lâu dài này thường được “ẩn giấu” bên trong hợp đồng trị liệu, mặc dù nó hiếm khi đưa ra thảo luận công khai giữa nhà trị liệu và các thành viên gia đình. Tất cả các can thiệp trị liệu đều được thiết kế sao cho đạt đến mục đích này.
Liệu pháp gia đình theo trường phái cấu trúc (Structural Family Therapy )
Trường phái cấu trúc được khởi xướng bởi Salvador Minuchin và các cộng sự Auerswald, Montalvo, Aponte, Haley, Hoffman và Rosman. Mô hình trị liệu được bắt đầu thiết lập từ lúc Minuchin làm việc tại Trung Tâm Hướng Dẫn Trẻ Em Philadelphia, Hoa Kỳ, trị liệu cho các đối tượng tội phạm vị thành niên và các gia đình thuộc giai tầng kinh tế – xã hội thấp, mà chủ yếu là người Mỹ gốc Phi Châu. Loại liệu pháp này được áp dụng trong khi tiếp cận những trẻ em, thiếu niên và gia đình của trẻ, và những trẻ này thường là “bệnh nhân chỉ định”. Nền tảng học thuyết của liệu pháp dựa trên các khái niệm của lý thuyết cấu trúc. Chức năng sống được gọi là “thích nghi” hay “không thích nghi” sẽ được mô tả tuỳ theo kiểu cách tương tác giữa các cá nhân với nhau, cá nhân với gia đình và với môi trường sống xung quanh. Trường phái cấu trúc nêu ra một số khái niệm căn bản liên quan đến cấu trúc gia đình, mô hình giao tiếp, cách thức biểu hiện cảm xúc và cách thức ứng phó, thích nghi khi gia đình trải qua thời điểm chuyển tiếp giữa các giai đoạn phát triển.
Cơ cấu tổ chức (structural organisation): là mô hình quan hệ gia đình, có tính chất đặc thù riêng cho mỗi gia đình, và được điều chỉnh bởi bối cảnh xã hội và các nhiệm vụ phát triển của gia đình.
Mô hình tương tác trong gia đình sẽ cho thấy một số thông tin thu về “các đường biên giới” (boundraies), “hệ thống thứ bậc” (hierarchy), “sự liên kết” (alignment) và “quyền lực” (power) bên trong gia đình.
Các đường biên giới giúp nhận định các tiểu hệ thống và tạo nên những luật lệ cho phép “ai được tham gia” và “tham gia như thế nào” vào các công việc và nhiệm vụ (Miuchin, 1974).
Gia đình là cơ cấu tổ chức có thứ bậc, với cha mẹ là tiểu hệ thống có quyền hành (executive subsystem) đặt vị trí phía trên các con của họ.
Sự liên kết (alignment) nói về khả năng hợp tác với nhau hoặc đối lập nhau giữa thành viên này với thành viên khác trong khi thực hiện một trách vụ (Aponte, 1976). Trong các khái niệm về khả năng liên kết, có các khái niệm về sự “liên minh” như sau:
Coalition: có nghĩa là sự liên minh ngấm ngầm giữa hai thành viên trong gia đình để chống lại một thành viên thứ ba ( ví dụ: mẹ liên minh với con để chống lại bố …).
Alliance: cũng có nghĩa là sự liên minh, nhưng là liên minh giữa hai người cùng chia sẻ một quyền lợi chung không chịu sự kiểm soát của người thứ ba.
Quyền lực (power) là tầm ảnh hưởng của một thành viên trong gia đình đối với kết quả của việc thực hiện một công việc (Aponte, 1976).
Các gia đình bị rối loạn chức năng sẽ biểu hiện bởi các trục trặc ở các đường biên giới, ở sự liên kết hoặc “cán cân quyền lực” khiến cho gia đình không có được khả năng đáp ứng thích nghi trước các áp lực và nhu cầu phát triển của đời sống. Gia đình thể hiện sự kém thích nghi khi các thành viên chỉ bám víu một cách kiên định và cứng nhắc vào những cách thức tương tác vốn dĩ quen thuộc. Cách xếp loại các rối loạn chức năng gia đình có thể dựa trên cơ cấu nào bị ảnh hưởng nhiều nhất: các đường biên giới, sự liên kết, hay cán cân quyền lực. Các thuật ngữ như “kết dính” hay “mắc mứu” (enmeshment) và “xa cách” hoặc “không gắn bó” (disengagement) cũng ngụ ý chỉ các cách thức ứng xử không thích nghi về các đường biên giới trong gia đình và phản ánh những thái độ cực đoan trong quan hệ gia đình.
Một mô hình tương tác khác có tính chỉ báo cho sự trục trặc các đường biên giới trong gia đình đó là “sự xâm phạm các đường biên giới chức năng” (violation of function boundraries).
Một ví dụ cổ điển về mô hình này là một thành viên trong gia đình có sự can thiệp quá đáng vào “lãnh địa hoạt động” của các thành viên khác, như một đứa con có vai trò thay thế bố mẹ (parental child) có thể nắm giữ những quyền hành và trách nhiệm lẽ ra là thuộc về bố mẹ.
Các rối loạn chức năng về sự liên kết trong gia đình thường gặp ở các hình thức sau và ít nhất có liên quan đến ba thành viên.
+ Liên minh ổn định (stable coalition) trong đó thường xuyên có hai người nhất trí với nhau chống lại một người thứ ba.
+ Liên minh đường vòng (liên minh nối tắc: detouring coalition). Một khối liên minh đường vòng là kiểu liên minh được tạo lập giữa hai người khi họ đồng ý xem một người thứ ba là nguồn gốc gây ra các vấn đề khó khăn giữa họ với nhau, ví dụ: hai vợ chồng xem đứa con hư hỏng của họ đã tạo ra những vấn đề cho đời sống hôn nhân của họ. Kiểu liên minh này giúp làm giảm bớt áp lực cho cặp vợ chồng và tạo ra sự ấn tượng về sự hoà hợp giữa họ với nhau.
+ Ghép bộ ba (triangulation) xảy ra khi một thành viên trong gia đình (thường là bố hoặc mẹ) đòi hỏi một người thứ ba (điển hình là một đứa trẻ) đứng về phía mình để chống lại người kia. Người thứ ba thường cảm thấy mình ở vào một liên minh bị chia cắt (split alliance), vì cần phải đứng về phía người này để chống lại người thứ ba. Tiến trình này sẽ dẫn đến sự tê liệt về cảm xúc của người thứ ba và có thể khiến người này biểu hiện hành vi rối nhiễu (xuất hiện triệu chứng).
Các rối loạn chức năng gia đình liên quan đến sự phân bố cán cân quyền lực được thể hiện khi một thành viên trong gia đình mất khả năng sử dụng quyền hành của mình để thực thi những vai trò đã được phân công. Ví dụ cổ điển cho trường hợp này là khi có sự suy yếu chức năng của tiểu hệ thống có chức năng “cầm quyền” (executive subsystem ) mà thường là bố mẹ, bị giảm quyền lực cần thiết để hướng dẫn, giáo dục con cái.
Các gia đình bị rối loạn chức năng trên cả ba phương diện (đường biên giới, mối liên kết và cán cân quyền lực) sẽ rơi vào tình trạng vô tổ chức, có khả năng ứng phó kém với đời sống và cứ bám vào cách thức ứng phó quen thuộc
một cách cứng nhắc dù rằng không hiệu quả. Trái lại, một gia đình lành mạnh thường có cấu trúc được phân định rõ ràng, sắp xếp chu đáo, uyển chuyển và đoàn kết. Gia đình lành mạnh cho phép điều chỉnh tốt các chức năng và vai trò của từng thành viên, của các tiểu hệ và của các gia đình.
Cấu trúc cơ bản của liệu pháp.
Trường phái cấu trúc có sự linh hoạt về cách can thiệp, số thành viên trong gia đình tham gia trị liệu, địa điểm, thời gian và nhịp độ tiến hành các phiên trị liệu.
Trong các buổi trị liệu, thay vì tập trung vào nội dung (nói cái gì?), nhà trị liệu thường lưu ý vào các cách thức giao tiếp bằng lời và không lời giữa các thành viên gia đình, vì cách thức này phản ánh cơ cấu của gia đình đó.
Liệu pháp cấu trúc thường được thực hiện bởi một nhà trị liệu. Kết hợp hai nhà trị liệu đồng thời sẽ khó khăn khi áp dụng các kỹ thuật của liệu pháp, gương một chiều (one way mirror) có thể sử dụng với mục đích tái cấu trúc lại gia đình (ví dụ: tách đứa trẻ ra sau gương để trẻ có thể từ bên ngoài quan sát các tương tác của bố mẹ).
Xác định mục đích.
Gia đình thường mong muốn giải quyết các vấn đề hiện tại của “bệnh nhân chỉ định” và thường không quan tâm đến cấu trúc hiện tại của gia đình. Tuy nhiên, nhà trị liệu cần phải khẳng định rằng mục đích trị liệu chỉ có thể đạt được bằng cách tái cấu trúc lại tổ chức đơn vị gia đình để các mô hình tương tác có thể diễn ra một cách thích nghi hơn (restructuring: tái cơ cấu lại tổ chức gia đình).

Một mục đích quan trọng khác là giúp thay đổi cách đánh giá thực tại của gia đình (Minuchin và Fishman, 1981): nhà trị liệu giúp gia đình có thể xem xét, đánh giá vấn đề theo một cách thức khác, sao cho họ có thể phát triển các mối tương giao lành mạnh hơn (reframing: tái định dạng nhận thức). 

(Theo tamlytrilieu.com)

MÔ HÌNH TRỊ LIỆU NHẬN THỨC – HÀNH VI

swvn.blogspot.com

MÔ HÌNH TRỊ LIỆU NHẬN THỨC - HÀNH VI

Mô hình can thiệp trị liệu nhận thức- hành vi trên thế giới 

Trong các mô hình can thiệp trị liệu trên thế giới, chúng được chia ra những hợp phần: tâm lý trị liệu, các kỹ thuật ứng dụng, dùng thuốc. Những hợp phần này có sự liên kết với nhau. 

Tâm lý trị liệu 

Các tư liệu về trị liệu nhận thức đã phát triển theo cấp số nhân trong những thập kỷ qua. Có gốc rễ từ công trình của Aaron Beck trong việc trị liệu trầm cảm (Beck, 1972, 1976), phương pháp trị liệu nhận thức hiện đại đã trở thành mô hình được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực tâm lý trị liệu và tâm bệnh học và đã được áp dụng trong nhiều vấn đề, các nhóm thân chủ và các hoàn cảnh trị liệu khác nhau. Mô hình cơ bản đã được thích ứng ở nhiều nền văn hóa một cách dễ dàng. Các nhà trị liệu ở Thụy Điển cũng như ở Trung Quốc xác định có những quan tâm và phát triển trị liệu nhận thức như là một mô hình thích hợp với các đặc trưng của các quốc gia này. Đây là một thực tế khá lý thú, vì đây là hai nước có nền văn hoá rất khác nhau. Các cách tiếp cận nhận thức dường như được ứng dụng xuyên văn hoá vì chúng tập trung vào diễn tiến và đặt nền tảng trên hiện tượng học (phenomenologically based). Mô hình này tôn trọng thực tế cho rằng những niềm tin tiềm tàng đặc thù, có thể được chia sẻ bởi những người thuộc những nền văn hoá riêng biệt và có sự khác biệt xuyên văn hoá đáng kể về những niềm tin này. 

Giống như các nhà tâm lý trị liệu phân tâm, nhà trị liệu nhận thức xác nhận sự quan trọng của những đối thoại bên trong và những động cơ từ bên trong (internal dialogues and motivations). Nhà trị liệu nhận thức làm việc để giúp thân chủ nói ra những điều chưa được nói, dù rằng họ vẫn cố gắng tránh dùng các ẩn dụ về sự đè nén các bản năng và quan niệm về việc hành vi chịu sự chi phối bởi các yếu tố bên trong gây lo âu, đè nén. Họ cũng cố gắng phát hiện và thay đổi các niềm tin cùng các thái độ tạo nên sự đau khổ mà thân chủ không tự nhận biết được. 

Sự phát triển của trị liệu nhận thức như là một mô hình xử lý thông tin trong các rối loạn lâm sàng đã được phát triển trong những năm 1970, vì những kỹ thuật trị liệu đặt nền tảng trên các mô hình được điều hòa bởi nhận thức được đề nghị và vì các kết quả nghiên cứu trị liệu chứng minh tính hiệu năng của các kỹ thuật đã được công bố. 

Bandura (1969, 1977a, 1977b) là tác giả được biết đến nhiều nhất trong việc phát triển mô hình học tập xã hội của chứng lo âu và tính gay hấn, và ông đã phát hiện ra tầm quan trọng trung tâm của sự nhận biết về “hiệu năng của bản thân” (self-efficacy) hoặc năng lực cá nhân trong việc hướng dẫn hành vi con người. Trong việc tái công thức hóa học thuyết hành vi cổ điển, một số tác giả cho rằng hành vi con người không chỉ được dàn xếp bởi các yếu tố môi trường và yếu tố ngẫu nhiên mà do các yếu tố niềm tin và tri giác của cá nhân đó. 

Mô hình ABC rất thông dụng hiện nay để miêu tả sự quan hệ giữa “sự kiện đi trước” (Antecedent events), “niềm tin” (Beliefs), “hành vi” (Behavior) và “hậu quả” (Consequenses) ở mỗi cá nhân được đề nghị bởi Albert Ellis (1962, 1979, 1985) đã gợi ý rằng những hành vi kém thích nghi hoặc các chứng nhiễu tâm là có liên quan trực tiếp đến những niềm tin phi lý của một con người đối với những biến cố trong cuộc sống của họ. Ellis đã phát triển một hệ thống các kiểu thức lệch lạc hoặc sai lầm thường thấy về mặt nhận thức đồng thời phát triển một số kỹ thuật trị liệu có hướng dẫn để thay đổi chúng. Mô hình của ông cho rằng bằng cách phát hiện và thay đổi các niềm tin phi lý hoặc không thực tế có thể dẫn đến sự thay đổi các phản ứng cảm xúc và hành vi trước các sự kiện. Bởi vì những niềm tin phi lý thường khá kiên định và có tính chất lâu đời. 

Seligman (1974, 1975) cho rằng cá nhân bị trầm cảm khi họ tin rằng họ không thể kiểm soát các kết quả quan trọng trong đời sống của họ (bao gồm cả các sự kiện tích cực lẫn các sự kiện tiêu cực hay trừng phạt). Mô hình trầm cảm “học được sự tuyệt vọng” (learned-helplessness), sau khi được cải biên bởi các tác giả Abramson, Seligman và Teasdale (1978), đã tạo nên sự quan tâm nghiên cứu thực nghiệm và gợi ý rằng sự qui lỗi bởi các thân chủ trầm cảm về nguyên nhân các sự cố trên có thể là mục tiêu quan trọng của việc trị liệu . 

Rehn (1977) đã đề nghị một mô hình nhận thức - hành vi về trầm cảm tập trung vào các thiếu sót trong việc “điều hòa bản thân” (self-regulation). Đặc biệt, tác giả cho rằng các thân chủ trầm cảm biểu hiện sự kém cỏi trong việc tự quản lý bản thân mình (họ tham dự một cách chọn lọc vào các sự kiện tiêu cực và muốn có các hiệu quả tức thì thay vì chờ đợi những kết quả lâu dài từ các hành vi của mình) và họ cũng yếu kém trong khả năng tự đánh giá bản thân (họ thường chỉ trích bản thân quá đáng và có khuynh hướng đổ lỗi một cách không thích đáng về trách nhiệm của họ đối với các sự kiện tiêu cực) cũng như yếu kém trong khả năng tự củng cố bản thân (self-reinforcement) (họ không có khuynh hướng khen thưởng cho các thành công của mình và trừng phạt mình quá lố khi không đạt được các mục tiêu). Mô hình của Rehn là sự phát triển các mô hình ban đầu về điều hòa hành vi bản thân (Kanfer, 1971) và có ích lợi lâm sàng với các vấn đề hành vi nhận thức đặc thù được trải nghiệm bởi các thân chủ trầm cảm (Fuchs & Rehn, 1977). 

Kỹ thuật 

Một số lớn những kỹ thuật nhận thức và hành vi có thể được dùng để phát hiện và sau đó đặt câu hỏi về lệch lạc trong nhận thức và các sơ đồ ẩn bên dưới . Những kỹ thuật này được dạy cho thân chủ để giúp họ đáp ứng một cách lành mạnh hơn. Sự phối hợp đúng đắn các kỹ thuật nhận thức và hành vi sẽ tuỳ thuộc vào khả năng của thân chủ, kỹ năng của nhà trị liệu, mức độ bệnh lý và các mục tiêu trị liệu đặc hiệu. Ví dụ: khi làm việc với các thân chủ liệt giường, những mục tiêu ban đầu của trị liệu có thể tập trung giúp đỡ thân chủ thực hiện các công việc tự chăm sóc và việc phân tích công việc cần huấn luyện thành những bước nhỏ với độ khó tăng dần có thể đạt thành công tốt hơn. Bắt đầu với các công việc ít khó khăn nhất, sau đó tiến dần từng bước sang các công việc khó khăn hơn sẽ giúp cho thân chủ ý thức được sự thành công của mình nhiều hơn. 

Trị liệu bằng thuốc 

Trị liệu bằng thuốc có thể là một phần trợ lực quan trọng trong chương trình trị liệu. Ngược với các điều tin tưởng thông thường, trị liệu nhận thức và trị liệu bằng hóa dược không loại trừ lẫn nhau, mà có thể phối hợp với nhau trong một chương trình trị liệu (Wright & Schrodt, 1989; Wright, 1987, 1992). Ngoài giá trị thay đổi các suy nghĩ không lành mạnh và hành vi kém thích ứng, đã tạo cho thân chủ cảm giác buồn rầu, lo âu, giận dữ, trị liệu nhận thức còn có thể sử dụng để phát triển và thay đổi các niềm tin không tốt đẹp về thuốc men.. Ngoài ra, như tác giả Wright (1992) nhận xét, trị liệu nhận thức có thể trang bị cho thân chủ các kỹ thuật giải quyết vấn đề, giúp phát triển sự hoạt động tâm lý xã hội tốt hơn và có thể giảm nguy cơ không lệ thuộc vào chương trình trị liệu thuốc men lâu dài. 

Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy rằng trị liệu bằng thuốc có thể ích lợi trong việc giảm bớt các triệu chứng sinh học của trầm cảm, như mất ngủ, mệt nhọc và kém tập trung và như vậy có thể giúp các thân chủ trầm cảm nặng tham gia tích cực hơn trong quá trình trị liệu. Tuy nhiên, cơ chế dẫn đến sự thay đổi do trị liệu bằng thuốc men vẫn chưa được hiểu hết. Đối với các thân chủ hưng trầm cảm và loạn thần, thường phải sử dụng kết hợp thuốc men và tâm lý trị liệu nếu thân chủ không đáp ứng với các can thiệp hành vi hoặc bằng lời nói. 

Mô hình trị liệu nhận thức- hành vi trong CTXH cá nhân 

- Đây là sự tích hợp của nhiều nhà thực hành hiện đại như thuyết giải mẫn cảm hệ thống của Wolpe; trị liệu cảm xúc thuần lý của Ellis; hiện tượng cảm xúc của Lazarus, Cautela, Mahoney; sự thay đổi hành vi nhận thức của Meichenbaum… 

- Thuyết nhận thức – hành vi là cơ sở giúp đối tượng giảm hành vi không phù hợp và tăng cường hành vi đúng đắn. Từ đó đem lại cho đối tượng cảm giác đúng đắn về bản thân và giúp họ tương tác một cách hài hòa về môi trường xung quanh. 

- Một trong những mốc phát triển quan trọng của việc ứng dụng thuyết này là việc áp dụng của nhà tâm lý học Glasser trong làm việc với đối tượng có hành vi lệch chuẩn và áp dụng của nhà tâm lý Gambrill trong cách trị liệu với trẻ em bị lạm dụng, sau này trị liệu nhận thức – hành vi được tiếp tục nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả cả trong lĩnh vực tâm thần. 

- Tiếp theo đó một số nhà nghiên cứu và thực hành công tác xã hội đã bổ sung thêm một số luận điểm về quyền con người và tính nhân văn vào lý thuyết nhận thức – hành vi CTXH. Trong đó khẳng định, NVCTXH khi làm việc với đối tượng cần công nhận quá trình tâm lý là yếu tố tự nó của con người và bản thân đối tượng có quyền thay đổi và điều khiển suy nghĩ của mình một cách cá nhân. NVCTXH cố gắng nhìn nhận và thấu hiểu được chuỗi tiến trình tâm lý diễn ra ở đối tượng và những người có liên quan để từ đó chấp nhận và thấu hiểu cách đối tượng nhìn nhận thế giới. 

- NVXH cùng với TC nhận định được nguồn gốc của hành vi lệch lạc (do suy nghĩ sai lạc, nhận thức sai lầm và gán nhãn nhầm cả từ tâm trạng ở trong ra đến ngoài hành vi bên ngoài do đó gây nên những niềm tin, hình tượng, đối thoại nội tâm tiêu cực dẫn đến hành vi sai lầm) 

=> TC có thể học hỏi để tập trung nghĩ về việc phát triển nhận thức, củng cố nhận thức, thích nghi môi trường để sửa đổi hành vi. 

Ví dụ: một NVCTXH trợ giúp cho TC: ban đầu TC chỉ nói những câu như “ tôi thực sự chán ghét cuộc sống này” thì NVXH bằng mô hình trị liệu này có thể nhận thấy suy nghĩ của TC đang có vấn đề. NVCTXH: “ anh (chị) hãy kể cho tôi nghe những gì muốn diễn đạt khi a(chị) dùng từ chán ghét”. Từ đó NVXH hiểu lý do dẫn đến TC có suy nghĩ tiêu cực như vậy. Khi đã tạo niềm tin và hiểu về TC, NVCTXH nên tôn trọng nhận thức của TC, cùng xác định vấn đề, xây dựng kế hoạch và thực hiện đạt mục tiêu đặt ra. Ban đâu, TC xử sự một cách chủ động tránh lặp lại những tình huống trước đây đã tạo ra hành vi và sửa đổi các tình huống nhờ thực hành nhận thức và điều chỉnh hành vi. 

- Trong CTXH khi áp dụng mô hình trị liệu này, NVCTXH cùng TC nên lập sẵn kế hoạch nhằm tập luyện và củng cố khi gặp tình huống bất ngờ. 

- NVXH có thể áp dụng các chiến lược hành vi là sự mô hình hóa minh họa cho những đáp ứng tích cực hoặc bật mý cho TC biết cách thức đáp ứng tích cực mà TC khao khát học hỏi, có thể lấy video làm minh họa để TC học tập, diễn tập.

SỬ DỤNG LIỆU PHÁP NHẬN THỨC – HÀNH VI TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN

trangtamly.wordpress.com

SỬ DỤNG LIỆU PHÁP NHẬN THỨC – HÀNH VI TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) trong điều trị nghiện là một dạng phương pháp trị liệu thông qua trò chuyện, dựa trên các nguyên tắc tâm lý học hành vi và các học thuyết về nhận thức. Thuyết hành vi tập trung vào các hành vi hay hành động do một người thực hiện. Học thuyết về nhận thức thì tập trung vào tri giác của con người – những thứ ta nhìn, nghe, cảm nhận, những suy nghĩ và cảm xúc.

Cognitive Behavioral Therapy for addiction, also known as Cognitive Behavior Therapy or CBT for short, is a type of “talk” therapy, based on the psychological principles of behaviorism and theories of cognition. Behaviorism focuses on the behaviors or actions a person takes, whereas theories of cognition focus on people’s perceptions — what they see, hear, and feel, their thoughts, and their emotions.

cbtblue-new

Nguồn: Central London

CBT là một biến thể của liệu pháp hành vi, tập trung vào việc thay đổi hành vi thông qua các tác nhân củng cố tích cực – tiêu cực, thưởng – phạt áp dụng lên các hành vi mà người đó muốn tăng cường hay giảm thiểu.

CBT is a variation of behavior therapy, which focuses on changing behavior through pairing positive and negative reinforcement, or rewards and punishments, with behaviors that the person wants to increase or decrease.

Các trải nghiệm của con người về mặt nhận thức bao gồm tri giác, suy nghĩ, cảm xúc và sự thấu hiểu. Việc thêm phân tích nhận thức vào liệu pháp hành vi dẫn tới sự hình thành của CBT, tức là ta sẽ xem xét cả những suy nghĩ và cảm nhận của con người về hành vi của họ. CBT đặc biệt khai phá các xung đột giữa cái ta muốn làm và cái ta thực sự làm.

The human experience of cognition includes our perceptions, thoughts, emotions and understanding. Adding analysis of cognition to behavior therapy led to the development of cognitive behavioral therapy by taking into account people’s thoughts and feelings about their behaviors. CBT particularly explores the conflicts between what we want to do and what we actually do.

CBT trong điều trị nghiện. Cognitive Behavioral Therapy for Addiction

Nghiện là một ví dụ điển hình về một dạng hành vi đi ngược lại với cái mà người ta muốn làm. Những người đang vượt qua căn bệnh này thường nói rằng họ muốn thay đổi những hành vi đó và có thể họ thực sự muốn ngưng sử dụng rượu, ma túy hoặc chấm dứt các hành vi mang tính ép buộc sử dụng các chất này, gây ra các vấn đề cho cuộc sống của họ. Tuy nhiên, những người này cũng thừa nhận thực hiện được những điều này là cực kỳ khăn.

Addiction is a clear example of a pattern of behavior which goes against what the person experiencing it wants to do. While people trying to overcome addictive behaviors will often say they want to change those  behaviors, and may genuinely want to quit alcohol, drugs, or other compulsive behaviors that are causing them problems, they find it extremely difficult to do so.

Ở CBT, các hành vi nghiện, như uống rượu bia, sử dụng ma túy, bài bạc, mua sắm không kiểm soát, nghiện game, nghiện ăn và các loại hành vi vượt mức khác là kết quả của các suy nghĩ lệch lạc và các cảm xúc tiêu cực kèm theo khác.

According to the cognitive behavioral therapy approach, addictive behaviors, such as drinking, drug use, problem gambling, compulsive shopping, video game addiction, food addiction, and other types of harmful excessive behavior, are the result of inaccurate thoughts and subsequent negative feelings.

CBT giải thích điều này bằng cách điều chỉnh mối tương tác giữa những suy nghĩ và cảm xúc của người bệnh. Các nhà tâm lý học nhận ra rằng rất nhiều người có những suy nghĩ dựa trên các niềm tin sai lệch, phi thực tế hoặc bất khả thi và những suy nghĩ này lần lượt sẽ gây ra các cảm xúc tiêu cực dọn đường cho lo âu, trầm cảm và các bệnh lý như nghiện. Bằng cách ghi nhận một cách có hệ thống các suy nghĩ và các cảm xúc, các sự kiện khiến ta nhớ đến chúng, và kết quả hành vi của các suy nghĩ và cảm xúc này, ta có thể bắt đầu thay đổi các quá trình phá hoại nỗ lực thay đổi hành vi của chúng ta.

Cognitive behavioral therapy explains this by clarifying the way that people’s thoughts and emotions interact. Psychologists realized that many of us have thoughts, based on beliefs that are untrue, unrealistic, or impossible to live up to, and these thoughts, in turn, cause negative feelings which feed anxiety, depression and conditions like addiction. By systematically recording our thoughts and associated feelings, along with the events that trigger those thoughts and feelings, and the behavior that we carry out as a result, we can begin to change the automatic processes that sabotage our efforts at changing our behaviors.

Bằng cách xem xét các kiểu suy nghĩ và cảm xúc thường gặp, ta có thể bắt đầu thay đổi suy nghĩ bằng cách chủ động xem xét hoàn cảnh một cách thực tế hơn, tránh dẫn đến các cảm xúc tiêu cực và chu kỳ lặp đi lặp lại của các hành vi có hại. Áp dụng các phần thưởng cho mỗi hành vi tốt sẽ giúp ta dần dần thay thế các hành vi đó, các hành vi tốt sẽ liên kết tạo ra các cảm xúc tích cực, và rồi mọi thức sẽ tự động diễn ra theo chiều hướng tốt hơn.

By looking at patterns of thoughts and feelings that we repeatedly experience, we can begin to change those thoughts by consciously looking at situations in more realistic ways, that do not automatically lead to negative emotions and resulting cycles of harmful behaviors. By rewarding ourselves for the healthier behaviors we replace those harmful behaviors with, over time, the healthier behaviors become associated with more positive emotions, and become more automatic.

CBT có khả năng theo dõi hành vi rất tốt, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tính hiệu quả của nó trong việc điều trị trầm cảm, lo âu và các bệnh lý khác, bao gồm cả nghiện.

CBT has an excellent track record, with numerous studies demonstrating its effectiveness in treating depression, anxiety and other conditions, including addiction.

CBT trở nên phổ biến cho đến cuối thế kỷ XX, sau đó liệu pháp này được định hình lại và thay thế bởi các liệu pháp hành vi “làn sóng thứ ba”, tập trung nhiều hơn vào chánh niệm, học cách chấp nhận và sống cho thực tại. Một số liệu pháp có thể liệt kê ở đây là Liệu pháp Tiếp nhận và Cam kết (ACT), Liệu pháp Hành vi Biện chứng (DBT), Liệu pháp Nhận thức dựa trên Chánh niệm và Liệu pháp tâm lý Phân tích Chức năng.

The CBT approaches that became popularized towards the end of the 20th century are themselves being refined and replaced by so-called “third wave” of behavior therapy, which focus on mindfulness, acceptance and being in the moment. These approaches include Acceptance and Commitment Therapy (ACT), Dialectical Behavioral Therapy (DBT), Mindfulness-Based Cognitive Therapy, and Functional Analytic Psychotherapy.

Nguồn: https://www.verywell.com/cognitive-behavioral-therapy-for-addiction-21953

LIỆU PHÁP NHẬN THỨC – HÀNH VI CBT (COGNITIVE- BEHAVIOR THERAPY)

goctamly.com

LIỆU PHÁP NHẬN THỨC - HÀNH VI CBT (COGNITIVE- BEHAVIOR THERAPY)

LIỆU PHÁP NHẬN THỨC HÀNH VI
1.1  Các khái niệm:
Đối với thuật ngữ “biến đổi nhận thức- hành vi” tác giả Kazdin đã đưa ra định nghĩa như sau:
“ Biến đổi nhận thức-  hành vi bao gồm các trị liệu cố gắng làm thay đổi hành vi đang biểu hiện công khai của bệnh nhân bằng việc thay đổi những suy nghĩ, những giải thích, những giả định và những chiến lược đáp ứng của họ”.
Liệu pháp nhận thức - hành vi và Biến đổi nhận thức - hành vi gần giống nhau trong những giả định cơ bản, phương pháp điều trị, nhưng có sự khác nhau ở kêt quả điều trị là:
 
 
Biến đổi nhận thức – hành vi
Liệu pháp nhận thức – hành vi
Kết quả và kết thúc điều trị khi đạt được mục tiêu là thay đổi hành vi công khai.
Tập trung vào tác dụng điều trị qua thực chất của sự nhận thức. Một khi có sự thay đổi theo chiều hướng nhận thức tích cực thì chắc chắn rằng hành vi sẽ thay đổi.
 
Có ba điều cốt lõi mà liệu pháp Nhận thức – Hành vi  chứa đựng là : “hoạt động nhận thức ảnh hưởng đến hành vi”, được xem như làm một mô hình mang tính “dàn xếp, hóa giải” cơ bản, sự đánh giá của một cá nhân về các sự kiện có thể ảnh hưởng đến sự đáp ứng của cá nhân trước những sự kiện diễn ra, chính vì vậy sự thay đổi nội dung đánh giá (thay đổi nhận thức) cũng đồng nghĩa với một kết quả mang ý nghĩa quan trọng trong lâm sàng. “Hoạt động nhận thức có thê được giám sát và có thể thay đổi”, ta có thể tiếp cận hoạt động nhận thức nhưng hoạt động này thường không hoàn hảo vì con người thường trình bày hoạt động nhận thức trên cơ sở “có khả năng xảy ra” mà không phải là “thực tế” sự kiện đã xảy ra, cũng chính vì vậy mà việc định giá nhận thức sẽ bị ảnh hưởng, nhung dù sao thì chiến lược định giá nhận thức là thực tế có giá trị, sự đánh giá này là một sự khởi đầu cho những thay đổi về nhận thức, chiến lược này nhấn mạnh đến nội dung và kết quả hơn là tập trung vào tiến trình của nhận thức. “Thông qua thay đổi nhận thức có thể tác động đến sự thay đổi hành vi theo mong muốn”, điều cốt lõi thứ ba này là một minh chứng cho sự chấp nhận mô hình “dàn xếp”, trong khi đó một số nhà lý luận liệu pháp nhận thức – hành vi chấp nhận rằng những sự kiện xãy ra cách ngẫu nhiên được cũng cố công khai có thể làm thay đổi hành vi thì họ nhấn mạnh một cách chắc chắc rằng có những phương pháp khác nhau làm thay đổi hành vi, đặc biệt đó là sự thay đổi nhận thức.

CBT (liệu pháp nhận thức - hành vi) là một liệu pháp trị liệu có cấu trúc ngắn hạn và dựa trên cơ sở mối quan hệ trị liệu giữ thân chủ và nhà trị liệu, tác động lên các ý nghĩ và hành vi với mục đích làm thay đổi các nhận thức của thân chủ nhằm thay đổi cảm xúc và hành vi của người đó theo chiều hướng tích cực.

CBT kết hợp cái cận tái cấu trúc nhận thức của liệu pháp nhận thức với các kỹ thuật điều chỉnh hành vi của liệu pháp hành vi.

Liệu pháp nhận thức tập trung vào ý nghĩ, các giả định và niềm tin. Với liệu pháp nhận thức thì thân chủ sẽ nhận diện và làm thay đổi các nhận thức không thực tế, kém thích ứng. Liệu pháp nhận thức không phải là luôn luôn suy nghĩ về những điều vui vẻ mà là học cách kiểm soát các ý nghĩ thường xuyên kích hoạt lo âu. Trong liệu pháp hành vi, mục đích là giúp cho thân chủ thay đổi các hành vi kém thích ứng, thông qua các kỹ thuật giải cãm ứng hệ thống, thư giãn và tập thở. Cả hai phương pháp này được sủ dụng cùng lúc để hổ trợ lẫn nhau. Nhà trị liệu sẽ làm việc với bệnh nhân để nhận diện các ý nghĩ và hành vi đã gây ra sự phiền muộn và thay đổi các ý nghĩ đó với mục đích điều chỉnh hành vi.

1.2  Sự cấu thành của liệu pháp nhận thức hành vi:
CBT được đề cập đầu tiên bởi Albert Ellis trong cuốn “Lý luận và cảm xúc trong liệu pháp tâm lý” năm 1962 và Aeron Beck trong cuốn “Quan niệm của bản thân trong trong trầm cảm” năm 1960, Aeron Beck đã quan sát thấy rằng trong những lần làm liệu pháp phân tâm, thân chủ của ông có xu hướng có một cuộc “đối thoại bên trong” diễn ra trong tâm trí họ, giống như là thân chủ đang nói chuyện với chính mình. Nhưng thân chủ chỉ tường thuật một phần những tư duy này nói với ông mà thôi. Ví dụ, trong một buổi trị liêu, một phụ nữ sau khi đã kể lể rất nhiều về việc cô ta bị lạm dụng tình dục đến cuối buổi cô nói rằng mình rất lo lắng vì co ta nghĩ rằng Beck đang chán cô. Hóa ra, trong buổi liệu pháp, cô ta tự nghĩ rằng “ ông ấy không nói gì nhiều ngày hôm nay, mình không biết ông ta có bực bội gì mình không ?” những ý nghĩ này làm cho thân chủ có một chút lo lắng hay cũng có thể bực bội và thân chủ lại tiếp tục nãy sinh các ý nghĩ khác nữa như “có thể ông ta mệt, hoặc là có thể mình đã không nói về những điều quan trọng nhất”. Suy nghĩ thứ hai này làm thay đổi cảm giác của thân chủ. Chính những điều này đã dẫn đến một ý tưởng rằng người ta có thể có hai dòng suy nghĩ cùng một lúc. Bên cạnh một suy nghĩ có chủ định thì cùng tồn tại một ý nghĩ tự động. Beck nhận ra rằng sự liên kết giữa các ý nghĩ và cảm giác là rất quan trọng, và Ông đã đưa ra thuật ngữ “các suy nghĩ tự động” để mô tả các ý nghĩ “nóng bỏng” hay “điền đầy cảm xúc” bật ra trong tâm trí của thân chủ. Khi khám phá thêm thì Beck nhận thấy rằng các thân chủ trầm cảm khác cũng có hiện tượng như vậy, họ có những tư duy tự động cực kỳ tiêu cực và biến dạng như họ thường xem mình là thất bại, vô dụng không giá trị và không đáng yêu.

Phần lớn các thân chủ không nhận biết các ý nghĩ tự động của họ trước khi đến với nhà trị liệu, thân chủ thường xuyên để ý đến các phản ứng cảm xúc và hành vi, mà các hành vi và cảm xúc này được gây ra bởi các ý nghĩ tự động. Beck cũng nhận ra rằng, người ta không phải lúc nào cũng nhận biết được toàn bộ những suy nghĩ này, nhưng có thể học được cách nhận diện và báo cáo về chúng. Nếu một người đang phiền muộn trong một chừng mực nào đó thì các suy nghĩ thường là tiêu cực, không thực tế cũng như không có ích. Và Ông thấy rằng nhận diện các suy nghĩ này là chìa khóa đề hiểu thân chủ và can thiệp những khó khăn của họ. Một điển hình như thân chủ trầm cảm có thể suy nghĩ rằng “mình không thể trực diện với việc đi làm ngày hôm nay được, mình không thể làm được. Sẽ không ổn, mình cảm thấy khủng khiếp”. Chính vì có những ý nghĩ này  - và tin như vậy – nên thân chủ lập tức quyết định báo là bị bệnh và xin nghỉ. Bằng cách hành xử như vậy, cô ta sẽ không có cơ hội tìm ra rằng sự tiên lượng của mình là sai lầm.

Thay vì nhận ra rằng mình có thể làm được một việc gì đó, nhưng thay vào đó là thân chủ quyết định ở nhà và nghiền ngẫm với ý nghĩ không thể đi làm và cuối cùng nghĩ rằng : “mình đã làm cho mọi người gặp khó khăn. Họ sẽ rất giận mình, mình thật yếu ớt và vô dụng” tất nhiên thân chủ sẽ cảm thấy tệ hơn, thậm chí là khó có thể đi làm vào những ngày tiếp theo. Suy nghĩ, hành xử và cảm giác như vậy có thể khởi xướng cho một cái vòng xoắn lẫn quẩn. Vòng xoắn lẫn quẩn này sẽ được lặp lại ở nhiều loại vấn đề khác nhau.

Những tiếp cận nhận thức – hành vi cho rằng những tiến trình xãy ra bên trong gọi là “suy nghĩ” hoặc “nhận thức”, các sự kiện nhận thức có thể dàn xếp sự thay đổi hành vi. Theo giả thuyết dàn xếp của nhận thức thì “ nhận thức phải thay đổi hành vi”, do đó những thay đổi hành vi có thể được sử dụng như một bản liệt kê một cách không trực tiếp về những thay đổi nhận thức. Mặc dù Liệu pháp nhận thức –  hành vi nhằm vào cả hai lĩnh vực nhận thức và hành vi để làm thay đổi mục tiêu ban đầu, tuy nhiên có một số kiểu thay đổi lại không phải là liệu pháp này. Một ví dụ điển hình như, nhà trị liệu dùng nguyên lý điều kiện kinh điển để điều trị hành vi tự hủy hoại đối với đối tượng và trẻ tự kỷ thì thực ra đây là Liệu pháp hành vi. Và trên thực tế, khi áp dụng mô hình kích thích đáp ứng không phải là Liệu pháp nhận thức -  hành vi. Khi ta có thể chứng minh được có sự dàn xếp, hóa giải của nhận thức là một phần quan trọng trong kế hoạch trị liệu thì được gọi là Liệu pháp nhận thức – hành vi.

1.3  Những liệu pháp nhận thức hành vi hiện hành:
Có ba loại liệu pháp nhận thức nhận thức – hành vi chủ yếu, mỗi loại có sự khác nhau về những mục tiêu thay đổi. Ba loại liệu pháp đó bao gồm:

Tái cấu trúc nhận thức
Kỹ năng chống đỡ
Liệu pháp giải quyết vấn đề
Giải quyết các rối loạn sinh ra từ bên trong bản thân thân chủ, tái cấu trúc những suy nghĩ thích hợp, đánh giá điều gì đã bị bóp méo, cách thức mà nó gia cố, kiểu mẩu đang được biểu thị bản thân là rất quan trọng. Mục tiêu đặc biệt cho mỗi dạng bóp méo đó được thành lập, chọn kỹ thuật tiếp cận hợp lý, thiết lập mối liên kết, mục tiêu cụ thể.
Tập trung vào việc nhận ra và phát triển các kỹ năng chống đỡ mà thân chủ còn hạn chế trong vệc chống đỡ các tình huống stress đa dạng: kỹ năng từ chối, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng thiết lập mối quan hệ…
Đặc trưng cho sự kết hợp giứa kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và các quá trình rèn luyện các kỹ năng chống đỡ. Nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển các chiến lược chung cho giải quyết vấn đề cá nhân: thay đổi cách thức có hại, các cách thức đó có thể tăng cường ảnh hưởng của các sự kiện âm tính, sử dụng chiến lược để giảm tác động xấu. Nhấn mạnh vào tầm quan trọng mối quan hệ trị liệu trong việc đặt kế hoạch điều trị.

Các liệu pháp nhận thức - hành vi là một sự lai ghép về các chiến lược hành vi và tiến trình nhận thức với mục tiêu là thành công trong sự thay đổi nhận thức và hành vi, vì vậy mà CBT thể hiện một cách đa dạng những nguyên lý và những quy trình trị liệu. Sự đa dạng trong phát triển và thực hành các tiếp cận nhận thứ - hành vi, một phần có thể giải thích là do những định hướng lý thuyết khác nhau của người sáng lập ra các chiến lược can thiệp . Những Liệu pháp nhận thức – hành vi được hình thành và phát triển :

-  Liệu pháp Hành vi Cảm xúc Thuần lý (Rational Emotive Behavior Therapy).
-  Liệu pháp nhận thức (Cognitive Therapy).
-  Rèn luyện tự hướng dẫn (Self- Instructional Training).
-  Tái cấu trúc thuần lý có hệ thống (Systematic Rational Restructuring).
-  Rèn luyện Quản lý Lo âu (Anxiety Management Training).
-  Rèn luyện phòng Stress (Stress Inoculation Training).
-  Liệu pháp Giải quyết Vấn đề (Problem – Solving Therapy).
l- Liệu pháp Tự kiểm soát (Self-Control Therapy).
-  Liệu pháp tâm lý Cấu trúc và theo xu hướng Tạo dựng (Structural and Constructivist Psychotherapy).

Hai liệu pháp được ứng dụng nhiều là Liệu pháp hành vi cảm xúc thuần lý và Liệu pháp nhận thức.

1.4  Kỹ thuật trong liệu pháp nhận thức hành vi:
Nhà liệu pháp dùng các kỹ thuật khác nhau để làm bộc lộ và kiểm tra các ý nghĩ và làm thay đổi hành vi của bệnh nhân.
1.4.1       Các kỹ thuật nhận thức:
Với mục đích là làm bộc lộ và kiểm tra ý nghĩ, thay đổi hành vi của thân chủ. Bao gồm 4 quá trình :
-        Đầu tiên là nhận diện các tư duy tự động bao gồm các niềm tin không hợp lý (Identifying irrational beliefs), Nhà trị liệu phải cho họ thấy rằng cảm xúc của họ (hay còn gọi là hậu quả cảm xúc) không phải do người khác gây ra hoặc các nguồn lực bên ngoài (sự kiện kích hoạt), giúp thân chủ hiểu rằng chính cách mà họ làm, họ cảm nhận và thể hiện, cư xử ra bên ngoài…thông qua cách mà thân chủ nghĩ và niềm tin không hợp lý - nhận thức sai lệch.
-        Thứ hai là kiểm chứng các tư duy tự động, nhà trị liệu hướng dẫn và giúp đỡ than chủ kiểm chứng giá trị của các tư duy tự động, Thân chủ được hướng dẫn để sẵn sàng chất vấn lại với những ý nghĩ của họ trước một sự kiện đau buồn hoặc gây ra những cảm xúc khác, cách thay đổi suy luận của họ. Mục đích là khuyến khích thân chủ đưa ra các giải thích thay thế cho các sự kiện cũng là một cách làm xói mòn các tư duy tự động.
-        Thứ ba, nhận diện các giả định kém thích ứng.  Một khi niềm tin đã nhận diện thì khuôn mẫu biểu hiện các nguyên tắc hay các giả định kém thích ứng đã dẫn dắt cuộc sống của thân chủ đến với thất vọng, thất bại và cuối cùng là trầm cảm.
-        Thứ tư là kiểm chứng và thay thế giá trị của giả định kém thích ứng.khi đã nhận  diện được các giả định kém thích ứng, Nhà trị liệu đương đầu với từng loại để giúp thân chủ nhìn ra các sai lầm vốn có của niềm tin không hợp lý thông qua cuộc tranh luận ý thức(cognitive disputation) bằng cách hỏi – yêu cầu đưa ra -   giải thích bằng chứng về niềm tin bởi những câu hỏi trực tiếp; và hình thức thứ hai được lựa chọn để đương đầu với niềm tin là dùng tranh luận tưởng tượng (imaginal disputation), đây là kỹ thuật cho phép trí tưởng tượng của thân chủ đi ngược lại niềm tin không hợp lý, tưởng tượng với tình huống không thoải mái và từng mức thang bậc dễ chịu hơn, ít căng thẳng hơn , ít giận hơn…hoặc giảm hơn bất cứ điều gì liên quan đến cảm xúc tiêu cực. Khi thân chủ có thể nói ra rằng mình có thể tưởng tượng việc giảm dần cường độ mạnh mẻ của cảm xúc, và Nhà trị liệu sẽ hỏi để giúp than chủ tìm ra suy nghĩ gì đã sử dụng để tạo ra sự cải thiện. Và dần những suy nghĩ này sẽ được sử dụng trong những tình huống thật trong tương lai đễ thay thế các suy nghĩ đã sinh ra cảm xúc tiêu cực. (Parrott, 1997). Kỹ thuật thứ ba là tranh luận hành vi (behavioral disputation) với mục đích là thay đổi hành vi khi các niềm tin không hợp lý, các giả định kém thích ứng được chứng minh là sai hoàn toàn, và một niềm tin mới đã được xuất hiện.
 
-        Ngoài ra Sharf (1996) tóm tắt các kỹ thuật REBT, là các kỹ thuật bổ sung tiếp tục thành công (Additional techniques for continuting success) như : đương đầu với nhận xét về bản thân (coping self-statements) nhằm gia cố các kiểu suy nghĩ hợp lý ; Ám chỉ (Referenting) thường dùng trong cho việc khắc phục để hồi phục; các phương pháp giáo dục tâm lý (Psychoeducational method)khuyến khích thân chủ học thêm cách để cũng cố  hành vi mới  thường thông qua đọc sách; dạy người khác (teaching order) Ellis khuyến khích thân chủ hướng dẫn và chia sẻ với càng nhiều người càng tốt cách thức khám phá những niềm tin không hợp lý để ngăn cản chúng, với cách làm này thân chủ có thêm việc thực hành bổ sung giúp hình thành suy nghĩ chống lại những niềm tin không hợp lý; giải quyết vấn đề (Problem solving)bao gồm các kỹ năng giải quyết vấn đề như lên kế hoạch, kế hoạch dự phòng, dự đoán các vấn đề hay các trở lực, giúp thân chủ tự tin vào khả năng của mình hơn và hạn chế các niềm tin không hợp lý; đóng vai (role playing)được thực hành trong phiên trị liệu hoặc  như một bài tập về nhà những tình huống mà thân chủ muốn cải thiện, vừa giúp thân chủ có các kỹ năng cần thiết và thứ hai là bộc lộ cảm xúc .
1.4.2       Các kỹ thuật hành vi:
Các kỹ thuật hành vi và nhận thức đi đôi với nhau. Kỹ thuật hành vi nhằm kiểm tra và thay đổi các nhận thức kém thích ứng, không chính xác nhằm hướng tới mục đích chung đó là giúp thân chủ nhận ra những niềm tin giả định và nhận thức không chính xác của bản thân, học các chiến lược và cách thức mới để giải quyết vấn đề. Các kỹ thuật hành vi bao gồm lên các kế hoạch hoạt động, thư giản, làm bài tập về nhà như viết nhật ký ý nghĩ  và tư duy hành vi và cảm xúc kèm theo, diễn tập nhận thức, đóng vai. Để đơn giản và thành công thì Nhà trị liệu chia các công việc thành các bài tập khác nhau, với mục đích chứng tỏ với thân chủ rằng họ có khả năng thành công. Các đặc điểm chính của bài tập là:
-        Nhận diện vấn đề.
-        Hình thành nên một kế hoạc, dự án. Giao bài tập hay hoạt động  cho thân chủ từ đơn giản đến phức tạp với mục đích làm cho thân chủ nhận thấy một cách trực tiếp và ngay lập tức rằng họ đang có được trải nghiệm thành công.
-        Khuyến khích thân chủ chấp nhận bản thân, đánh giá thực tế các thành công thực sự của họ. Nhấn mạnh sự thành công này là do nỗ lực và kỹ năng của thân chủ. Nhằm làm giảm nghi ngờ của thân chủ, cải thiện sự tự tin vào bản thân, giảm ảnh hưởng từ các niềm tin – nhận thức không phù hợp.
-          Nhà trị liệu cùng với thân chủ đưa ra các bài tập mới cụ thể và phức tạp hơn.

Trong diễn tập nhận thức, thân chủ tưởng tượng một tình huống khó khăn cùng với sự trợ giúp của nhà trị liệu, sẽ hướng dẫn từng bước trực diện và giải quyết thành công với tình huống. việc khuyến khích thân chủ trở nên tự lực bằng cách thực hiện các bài tập được giao hay các hành động , công việc đơn giản như căm sóc bản thân, tự chọn giày, đi mua sắm…được gọi là những bài tập tự lực, bên cạnh đó là bài tập đóng vai là một kỹ thuật hiệu quả trong việc rút ra các tư duy tự động và thực hành thay thế bởi các hành vi mới thích ứng hơn.  Các kỹ thuật thư giản, giúp thân chủ vượt qua những thời điểm khó khăn như hoạt động thể thao, tiếp xúc xã hội, làm việc hay vui chơi…

Giải cảm ứng hệ thống cũng là một kỹ thuật hành vi thường được áp dụng kềm với kỹ thuật nhận thức, khi thân chủ tưởng tượng một tình huống hay một sự việc mà bản thân đã trải nghiệm gây lo sợ, cùng với kỹ thuật thư giãn sẽ giúp thân chủ đối phó với phản ứng sợ và cuối cùng loại bỏ được lo âu, mức độ sẽ tăng dần cho đến khi tiếp xúc với thực tế, với mục đích thân chủ sẽ dần trở nên giải nhạy cảm với các đáp ứng sợ hãi đã trải nghiệm và học cách cải thiện phản ứng, đối phó với tình huống.

Nhà trị liệu hướng dẫn cho thân chủ các bài tập thư giản như kỹ thuật thư giãn bằng các bài tập thở…Ngoài ra, còn có các kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự khẳng định bản thân, kỹ năng xã hội…các kỹ thuật sẽ được thay đổi theo từng cá nhân và theo từng vấn đề.

 Tài liệu tham khảo:
1.        Nguyễn Văn Thọ (2011), Thực hành trị liệu người lớn, Viện tâm lý thực hành thành phố Hồ Chí Minh (I.P.P).
2.   Nguyễn Minh Tiến, Nguyễn Văn Khuê (không ngày tháng). Trị liệu nhận thức hành vi [trực tuyến].                 Đọc từ www.tamlytrilieu.com
3.        Carlson, N.R (1994), Physiology of behavior, Boston: Allyn and Bacon.
4.        David S. Baldwin, Jon Birtwistle (January, 2002) An atlas of depression,  University of Southampton Southampton, UK.
5.        James Bugental, (không ngày tháng). Available from www.psychotherapy.net
6.        Samuel T.Gladding (2005), Counseling & Theories, wake Forest University copyright by person Education, Inc., Upper Saddle River, New Jersey 07458.
7.        Weil, A.(1997), Self-healing, November, Watertown, MA : thorne Communication.

TRỊ LIỆU HÀNH VI – MỘT SỐ KĨ THUẬT TRỊ LIỆU HÀNH VI

tamlyhoc.net

TRỊ LIỆU HÀNH VI - MỘT SỐ KĨ THUẬT TRỊ LIỆU HÀNH VI

 

Một số khái quát về lý thuyết Trị liệu hành vi

Không ai có thể phủ nhận vai trò của lý thuyết hành vi trong quá trình phát triển tâm lý trị liệu. Những người theo trường phái này được xem như vừa là nhà lý luận vừa là nhà kỹ thuật. Giả thuyết cơ bản của trường phái này cho rằng những hành vi tập nhiễm có đựơc qua quá trình học tập và nó có thể thay đổi, điều chỉnh qua học tập có điều kiện. Những người có công đóng góp cho việc hình thành trị liệu hành vi là: Arnold Lazarus, R. E Albeti, F. Skinner, Albert Bandura, Joseph Wolpe và Alan Kazdin... Khuynh hướng hành vi được phát triển trong những năm 50 và đầu những năm 60 như là sự cấp tiến thoát khỏi triển vọng của trị liệu phân tâm đang thịnh hành trước đó. Trị liệu hành vi có ba giai đoạn phát triển chính, đó là: 1) Giai đoạn về điều kiện hoá cổ điển; 2) Mô hình điều kiện hoá vận hành; 3) Khuynh hướng Hành vi nhận thức (Albert Ellis).

Hướng tiếp cận và mục tiêu của trị liệu hành vi

Trị liệu hành vi tập trung chú ý tới việc thay đổi hành vi hiện tại và tạo lập chương trình hành động. Lý thuyết này nhấn mạnh đến những hành vi hiện tại mà khách hàng đang trải nghiệm (trái ngược với cách tiếp cận của tâm lý học phân tâm khi mà quan tâm nhiều hơn tới những dấu hiệu của tiềm ẩn, vô thức). Một điểm khác nữa mà cách tiếp cận này rất quan tâm đó là họ chú trọng tới sự thể nghiệm và đánh giá một cách rất chặt chẽ qua quá trình hành động do vậy khi tiến hành trị liệu chiến lược hay kế hoạch, mục tiêu hành động cần phải thiết lập, những hành vi có vấn đề cần được xác định trước khi tiến hành để sau đó có thể đo lường được sự thay đổi của nó qua quá trình trị liệu. Mục đích cốt lõi của quá trình can thiệp này là loại bỏ những hành vi không thích ứng của khách hàng và giúp khách hàng học được những khuôn mẫu hành vi có hiệu quả hơn. Trị liệu hành vi nhằm vào việc thay đổi những hành vi có vấn đề thông qua việc tiếp thu những kinh nghiệm mới. Mặc dù tiếp cận trị liệu hành vi không coi mối quan hệ giữa khách hàng và nhà trị liệu quan trọng như Carl Rogers, song họ cũng cho rằng đây là khởi điểm tốt cho quá trình trị liệu hiệu quả. Trong mối quan hệ này nhà trị liệu có nhiệm vụ đưa ra được những bài học, hành vi phù hợp để có được những hành động thay thế hợp lý, khách hàng phải phải sẵn lòng thử nghiệm với những hành vi mới trong mọi điều kiện do vậy họ tham gia quá trình trị liệu tích cực trong suốt quá trình.

Các kỹ thuật được sử dụng trong trị liệu hành vi

Các nhà trị liệu hành vi sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để tạo ra những hành vi mong muốn ở đối tượng, như:

- Phương pháp thư giãn (cái nè chắc đã quá quen, không cần trình bày cụ thể nữa nhé)

- Giải mẫn cảm có hệ thống: Là phương thức dựa trên những nguyên tắc của điều kiệ hóa cổ điển. Khách hàng được hướng dẫn phương pháp thư giãn và trong khi đó thì tưởng tượng ra trong đầu một loạt các cấp độ của tình huống có vấn đề, và cấp độ mạnh dần lên. Cuối cùng khách hàng đạt tới một điểm mà ở điểm này những tác nhân gây ra sự khổ tâm của khách hàng không còn tác dụng.

- Kỹ thuật củng cố: Bao gồm Củng cố tích cực và củng cố tiêu cực:

+ Củng cố tích cực : sử dụng những kích thích có tính tích cực như phần thưởng và có điều kiện hoá để cá nhân có được hành vi mong muốn.

+ Củng cố tiêu cực. Chấm dứt một kích thích tiêu cực gây khó chịu, nhưng đem lại một số hành vi mong muốn.

- Làm mẫu: Quá trình học hỏi qua việc quan sát và thực hành theo mô hình hành vi mẫu

- Huấn luyện nâng cao khả năng tự tin, quyết đoán: Là kỹ thuật liên quan đến Hướng dẫn mọi người vừa bộc lộ những cảm xúc tích cực vừa bộc lộ những cảm xúc tiêu cực của mình một cách cởi mở thông qua tập diễn hành vi, huấn luyện các kỹ năng xã hội.


Tính ứng dụng của liệu pháp hành vi

Trị liệu hành vi được ứng dụng khá rộng rãi trong trị liệu/tham vấn đặc biệt với với những người mong muốn thay đổi hành không phù hợp. Những trường hợp thường được sử dụng trị liệu hành vi có hiệu quả cao như: rối loạn ám sợ; stress, trẻ em với những rối nhiễu tâm lý, cảm giác tuyệt vọng; rối nhiễu tình dục... Người ta hay sử dụng nó trong những vấn đề liên quan đến lão khoa, nhi khoa, hoá giải stress, điều chỉnh hành vi. Trong một số lĩnh vực khác như kinh doanh quản lý hay giáo dục cũng có thể sử dụng liệu pháp này.

Thời gian can thiệp bằng liệu pháp này không dài nhưng có thể đem lại những kết quả mong muốn do vậy nó được ứng dụng rộng rãi. Liệu pháp nhấn mạnh tính chịu trách nhiệm của đối tượng do vậy họ cần được cung cấp thông tin về quá trình trị liệu, về những mục tiêu cơ bản cần đạt được trong trị liệu và họ phải tích cực thực hiện kế hoạch đó. Nhà trị liệu đóng vai trò là người củng cố, tham vấn, mô hình mẫu, giáo viên định hướng và là chuyên gia trong việc giúp khách hàng có được sự thay đổi về hành vi.


Những hạn chế

- Những kỹ thuật đuợc thử nghiệm phần lớn được thực hiện trong môi trường của phòng thí nghiệm nhưng trong cuộc sống đời thường tính đa dạng và phong phú rất lớn.

- Nhiều vấn đề của đối tượng liên quan đến việc ra quyết định của bản thân đối tượng chứ không phải do tính chủ quan của nhà tham vấn qui định trước đựơc. Cách can thiệp này ít chú ý đến những giá trị, cảm xúc và tiềm năng của cá nhân .. trong giải quyết vấn đề.

- Hình phạt như là một trong những can thiệp của trị liệu này đôi khi bị xem xét như tính can thiệp không nhân đạo. Tính áp đặt lớn trong trị liệu hành vi cũng được xem như là một hạn chế của nó.


2.1. Quan điểm xuất phát của trị liệu hành vi: Muốn hiểu được bản chất của trị liệu hành vi phải biết xem nó quan niệm như thế nào về con người.

Cách tiếp cận hành vi đã tồn tại rất lâu đời trong lịch sử loài người. Ngay từ thời cổ đại, Hypocrate đã sử dụng liệu pháp hồi cảm tràn ngập để điều trị ám ảnh sợ. Nhưng nó chỉ chính thức trở thành một khuynh hướng tiếp cận độc lập từ đầu thế kỷ XX. Đánh dấu bằng sự ra đời của học thuyết điều kiện hóa kinh điển của Ivan Pavlav, điều kiện hóa thao tá của E. thorndik và việc phát triển 2 học thuyết này thành tâm lý học hành vi cổ điển (Fobn B. Watron, B. F Slanner…) và tâm lý học hành vi mới (A. Bardura…).

- Joln Watson (1878 - 1958) và B. Fskinner (1904 - 1990) được coi là sáng lập viên chính của trào lưu này. Watson cho rằng các sự kiện quan sát thấy đều được lý giải theo nguyên tắc: khi có một kích thích nào đó tác động vào, cơ thể tạo ra một phản ứng nhất định. Do đó, mọi hành vi do cơ thể tạo ra đều được R) và hành vi chỉ biểu đạt theo công thức kích thích - phản ứng (S còn lại là các cử động bề, hoàn toàn không liên quan gì tới ý thức được coi là cái bên ngoài. Như vậy, ứng xử được coi là sự đáp ứng lại một kích thích từ môi trường bên ngoài. Đây là quan điểm xuất phát để từ đấy đưa ra nguyên nhân của các rối nhiễu là do sự tập nhiễm những ứng xử kém thích nghi.

- Như chúng ta đã biết, nhà sinh lý học thần kinh Ivan Pavlov (1849 - 1936) qua thực nghiệm với con chó đã chứng minh học thuyết điều kiện hóa kinh điển. Điều kiện hóa kinh điển là một hình thức của học tập, trong đó 1 kích thích trung gian (kích thích không tạo ra phản ứng) liên tục sau một thời gian chỉ mình kích thích trung gian cũng gây ra một đáp ứng mang tính có điều kiện. Từ đó ông đề xuất ra các nguyên tắc điều trị những rối nhiễu tâm lý ở người. Nhưng ứng dụng thành công những nghiên cứu của Pavlov và trị liệu những rối loạn tâm trí cho con người là nhà tâm lý học thực nghiệm là Watson

- Cùng thời gian Pavlov tìm ra lý thuyết điều kiện hóa cổ điển thì một nhà tâm lý học Mỹ là E. thordike nghiên cứu và tìm ra điều kiện hóa thao tác. Điều kiện hóa thao tác liên quan đến sự tăng hoặc giảm hành vi nào đó bằng cáh thay đổi một cách có hệ thống hậu quả của hành vi đó. Và B. F. skiner nhà tâm lý học Mỹ đã nghiên cứu điều kiện hóa các thao tác trên chim bồ câu và chuột. Ông đã suy nghĩ đến việc sử dụng các nguyên tắc học theo kiểu điều kiện hóa thao tác này để điều trị rối nhiễu tâm trí của con người. Đây cũng là nền tảng của phương pháp quy đổi của T. Ayllon và Agnin, phương pháp giản cảm có hệ thống của J. Wolpe - đại diện cho hành vi mới.

- Sau này Bandura - đại diện cho cách tiếp cận hành vi mới (những năm 60) trong khi phát triển lý thuyết "tập nhiễm xã hội" (Lý thuyết này bao hàm không chỉ các nguyên tắc điều kiện hóa kinh điển, điều kiện hóa thao tác mà còn cả các nguyên tắc học qua quan sát) đã nhấn mạnh vai trò của nhận thức (tư duy, tưởng tượng, niềm tin, mong muốn…) theo lý thuyết này, nhận thức có vai trò quan trọng đặc biệt trong điều chỉnh các chức năng tâm lý làm thay đổi (tăng hay giảm) một hành vi nào đó. Vì vậy nó rất quan trọng trong việc điều trị những rối nhiễu tâm lý. Về mặt lý thuyết điều này cũng có nghĩa "bác bỏ" chủ nghĩa hành vi cổ điển của Watson.


2.2. Liệu pháp hành vi là gì? 
2.2.1. Nguyên nhân gây bệnh tâm lý theo trị liệu hành vi 

Vì các nhà tâm lý học hành vi xem hành vi bình thường và bất bình thường là phản ứng trước một kích thích nên những ứng xử bất thường giống như những ứng xử bình thường mắc phải là thông qua quá trình tập nhiễm. Các nhà trị liệu hành vi này xác nhận toàn bộ những ứng xử bệnh lý, loại trừ những ứng xử được hình thành do căng nguyên thực tổn, đều có thể được đúng nhất và có thể sửa chữa được bằng cách nhắm và chính ứng xử chứ không phải nhắm vào việc làm thay đổi bất kỳ bệnh lý cơ bản nào. Do đó cần phải phân tích một hành vi bất thường được tập nhiễm như thế nào và quan sát tình huống (kích thích) ra sao để hành vi bất thường đó lại có thể diễn ra.


2.2.2. Bản chất của trị liệu hành vi

Để hiểu được trị liệu hành vi là gì, bản chất của trị liệu hành vi là như thế nào người ta đã tìm ra những đặc trưng tiêu biểu của chúng để chúng có thể đại diện cho cách tiếp cận của trị liệu hành vi với những vấn đề rối nhiễu tâm trí.

- Tính khoa học: Đây là trường phái trị liệu sử dụng các phương pháp khoa học liên quan đến việc tập hợp một cách có hệ thống các số liệu thực nghiệm, các phương pháp mà các nhà nghiên cứu khác có thể lặp lại, rút ra kết luận từ kết quả thực nghiệm chứ không phải từ sự suy đoán thiếu căn cứ. Tính khoa học thể hiện ở việc xác định rõ mục tiêu trị liệu đánh giá chính xác bệnh trạng, nguyên nhân bệnh và có những kỹ thuật trị liệu hợp lý. Tính khoa học còn thể hiện ở các phép đo để lượng hóa trong suốt quá trình trị liệu. Tính khoa học cùng thể hiện ở các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của các kỹ thuật trị liệu.

- Tập trung vào hiện tại: Trị liệu hành vi chú trọng vào những nguyên nhân, điều kiện hiện tại đang duy trì hành vi không thích nghi hơn là những nguyên nhân, điều kiện của quá khứ. Do đó nó sử dụng các kỹ thuật đánh giá, điều trị chủ yếu nhằm vào môi trường, các nhân tố hiện tại chứ không nhằm vào quá khứ, nhằm trực tiếp vào những hành vi không thích nghi để trị liệu, biến đổi điều chỉnh chúng.

- Tính hành động: Trong trị liệu hành vi, bệnh nhân được lôi kéo vào những hành động cụ thể để làm giảm những vấn đề của họ. Tức bệnh nhân được hướng dẫn làm một số những hành động nào đó để kiểm sáot những khó khăn của họ (trị liệu bằng hành động) hơn là bằng lời nói. Trong trị liệu hành vi, trò chuyện giữa bệnh nhân và nhà trị liệu chủ yếu là trao đổi thông tin, còn các kỹ thuật trị liệu chủ yếu thực hiện thông qua hành động của bệnh nhân, chẳng hạn bệnh nhân trong thời gian trị liệu được yêu cầu phải theo dõi thống kê những hành vi nào đó của họ trong cuộc sống, phải học và thực hành các kỹ năng ứng phó hoặc phải đóng các vai khác nhau trong các tình huống trị liệu, phải thực hiện nghiêm túc các công việc được giao ở nhà.

- Diễn ra trong đời sống thực: Trị liệu hành vi thường diễn ra trong môi trường tự nhiên (môi trường sống thực của bệnh nhân) nhưng có kiểm soát. Lý do là những vướng mắc, khó khăn hay rối nhiễu của người bệnh phải được trị liệu ở nơi nó xảy ra, chứ không phải tại văn phòng của nhà tư vấn.

- Sử dụng cách tiếp cận tổng hợp: Trị liệu hành vi, ít nhất phải kết hợp hai kỹ thuật trị liệu trong 1 chương trình điều trị cho 1 và nhiều tâm lý nào đó của người bệnh. Sự kết hợp nhiều biên pháp khác nhau trong một chương trình điều trị tổng hợp sẽ nâng cao tình hiệu quả của trị liệu.

- Xây dựng mối quan hệ hợp tác, hiểu biết trong quá trình trị liệu: Nhà trị liệu là chuyên gia - người hợp tác trong việc giải quyết vấn đề, xua đuổi các ứng xử không hợp lý, khuyên bảo, nâng đỡ (Mối quanhệ này sẽ được làm rõ ở phần 4.2.4).

Như vậy, trị liệu hành vi là phương pháp trị liệu mang tính khoa học, tập trung vào hiện tại, mang tính hành động, diễn ra trong đời sống thực, sử dụng cách tiếp cận tổng hợp dựa trên việc xây dựng mối quan hệ hợp tác, hiểu biết trong quá trình trị liệu. Về thực chất đó là quá trình giáo dục, trong đó người bệnh học các kỹ năng tự điều chỉnh, phát triển các cách ứng xử mới.


2.2.3. Mục tiêu, nhiệm vụ của trị liệu hành vi 
2.2.3.1. Mục tiêu

Mục tiêu của trị liệu hành vi là giúp người bệnh giải quyết được những vấn đề với nhiều tâm lý của họ (mục tiêu này là chung của trị liệu tâm lý), là can thiệp tích cực để làm giảm hay loại bỏ những rối nhiễu bằng cách thay đổi những điều kiện duy trì hành vi rối nhiễu. Tức là tìm cách loại bỏ tác nhân kích thích và điều chỉnh hậu quả để thực hiện được mục tiêu này nhà trị liệu hành vi phải làm tốt những nhiệm vụ sau đây:

2.2.3.2 Nhiệm vụ 

Nhiệm vụ của nhà trị liệu hành vi được thể hiện thông qua những công việc cần thiết phải làm trong quá trình trị liệu.

- Xây dựng mối quan hệ: Đây không chỉ là bước đầu tiên nhà trị liệu hành vi cần làm mà trong suốt quá trình nhiệm vụ chính của nhà trị liệu phải xây dựng được mối quan hệ lành mạnh với bệnh nhân. Từ việc xây dựng mối quan hệ hợp tác để bắt đầu khám phá những vấn đề trọng tâm mà bệnh nhân muốn chú ý.

- Nhận diện vấn đề và đặt mục tiêu: Nhà trị liệu cần phải đạt được những thông tin nền tảng đầy đủ về thân chủ. Nhà trị liệu cần phân biệt được giữa những điều kiện hiện tại đang duy trì hành vi rối nhiễu và những điều kiện có nguồn gốc nảy sinh trong quá khứ.

- Xác định các nguồn cung cấp những điều kiện duy trì hành vi rối nhiễu và xác định vai trò của các nhân tố.

+ Từ môi trường: Gồm tất cả những kích thích, ảnh hưởng bên ngoài lên hành vi của người bệnh. Theo quan điểm hành vi cổ điển thì chỉ có những kích thích từ bên ngoài này mới là điều kiện duy trì hành vi bệnh lý.

+ Từ cá nhân: Là sự nhận thức của người bệnh. Điều này chỉ có trong quan điểm của chủ nghĩa hành vi mới. Theo Bandura, cha đẻ của lý thuyết học tập nhiễm xã hội, thì môi trường hành vi bên trong (nhận thức) và hành vi bên ngoài có ảnh hưởng chi phối lẫn nhau. Chúng ta có thể thay đổi hoặc tạo ra những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta, cái chính là ta phải hiểu cái gì đang ảnh hưởng, đang duy trì hành vi rối nhiễu và tìm cách kiểm soát nó.

- Lựa chọn các kỹ thuật và tiến hành trị liệu


2.2.4. Mối quan hệ giữa nhà trị liệu hành vi và người bệnh

Trị liệu hành vi đòi hỏi sự hợp tác giữa bệnh nhân và nhà trị liệu. Bệnh nhân phải là người chủ động tham gia có hiểu biết vào quá trình trị liệu. Chẳng hạn ở giai đoạn đầu của quá trình trị liệu. Nhà trị liệu tìm hiểu, chẩn đoán, đánh giá và chủ động thảo luận kế hoạch điều trị rối nhiễu với bệnh nhân. Khi những liệu pháp tâm lý cụ thể nào đó được chọn (những liệu pháp phù hợp, không quá khó với bệnh nhân) nhà trị liệu phải giải thích rõ mục đích, yêu cầu, cách thức và giúp họ hiểu làm thế nào để thực hiện những liệu pháp này có hiệu quả.

Bệnh nhân trong chương trình trị liệu hành vi thường được huấn luyện các kỹ năng để họ có thể biến quá trình trị liệu tại gia và biết tự đánh giá kết quả điều trị. Cách tiếp cận điều trị mang tính hướng tự hướng dẫn, tự kiểm soát này có hai điều lợi. Người bệnh biết cách giải quyết các vấn đề của họ để họ có thể đối phó với những vấn đề sẽ xảy ra trong tương lai mà không cần sự có mặt của nhà trị liệu. Thân chủ được trang bị "công cụ" để thay đổi hành vi của họ thì họ cũng có thể tự duy trì sự thay đổi này và cảm thấy tự tin hơn.

2.2.5. Các kỹ thuật cơ bản trong trị liệu hành vi
2.2.5.1. Các kỹ thuật 
2.2.5.1.1. Phản điều kiện hóa (carenter - conditioning)

Tại sao một vài người lại trở nên lo lắng khi đối diện với những kích thích không có hại như đi máy bay, không gian rộng hay không gian kín…? Những phản ứng cảm xúc mạnh ấy theo các nhà trị liệu hành vi là những đáp ứng được điều kiện hóa mà con người không nhận thấy như đã tập nhiễm từ trước. Để có thể giúp người bệnh có thể thoát khỏi những liên tưởng, hành vi tập nhiễm này nhà trị liệu hành vi dùng các biện pháp để chống lại sự điều kiện hóa như: giảng cảm ứng hệ thống, liệu pháp tràn ngập và chìm ngập, liệu pháp gây ghét sợ.


2.2.5.1.1.1. Giảm cảm ứng có hệ thống: Systematic Desensiti fation) 

Đây là phương quan trọng trong trị liệu hành vi được foseph Wolpe (1958) đề xướng. Liệu pháp này được dùng để hóa giải những rối nhiễu tâm trí hiểu ám sợ, lo hãi… và được thừa nhận là một trong các phương pháp hóa giải do hai có hiệu quả, dễ sử dụng và dễ thành công.

- Lý thuyết trọng tâm của kỹ thuật trị liệu này đó là: theo Wolpe, hệ thần kinh có các pha hưng phấn và ức chế luân phiên nhau; tại cùng một thời điểm, hệ thần kinh không thể và thư giãn, vừa căng thẳng. Những căng thẳng hình thành trong những tình huống nào được giả thiết là phản ứng của cơ thể được điều kiện hóa.

- Trong kỹ thuật này, người bệnh được hướng dẫn học cách thư giãn, phân biệt giữ cảm giác căng cơ với thư giãn và thả lỏng trọng lực cơ để đạt được chú ý thư giãn về thân thể và tâm trí.

- Liệu pháp giải mẫn cảm có hệ thống bao gồm các bước cơ bản sau:

+ Bước 1: Người bệnh nhận diện kích thích gây lo hai, tưởng tượng ra một loạt các kích thích gây stress xung quanh sự kiện gây sợ đó và sắp xếp các kích thích gây sợ này theo một trật tự từ yếu đến mạnh.

+ Bước 2: Đưa cơ thể vào trạng thái thư giãn toàn thể.

+ Bước 3: Trong trạng thái thư giãn, thân chủ tưởng tượng một cách sinh động, lần lượt những kích thích gân lo âu đã liệt kê từ mức yếu nhất để cơ thể quen dần. Nếu kích thích được quen dần không gây những cảm giác khó chịu thì chuyển lên một kích thích mạnh hơn. Nếu thấy xuất hiện cảm giác lo âu - khó chịu thì dừng lại, tập trung thư giãn để cơ thể tiếp tục thích ứng. Cứ như vậy tiến dần đến nấc thang gây sợ cao nhất.

Ví dụ: Một cô bé sợ mèo. Nhà trị liệu dùng kỹ thuật này để hóa giải chứng ám sợ của cô. Trước hết, người ta yêu cầu cô bé tưởng tượng ra các tình huống gây căng thẳng, lo sợ xung quanh chứng sợ này rồi sắp xếp chúng từ mức độ yếu đến mạnh nhất.

- Nghe người khác nói chuyện về mèo - mức độ sợ hãi thấp nhất.

- Nhìn một con mèo bằng nhựa, 1 bức tranh có hình con mèo.

- Xem một đoạn phim có hình con mèo đang chạy.

- Nhìn từ xa một con mèo bị nhốt trong lồng.

- Nhìn gần con mèo bị nhốt trong lồng.

- Sờ vào con mèo - mức độ căng thẳng sợ hãi cao nhất.

Cô bé này được hướng dẫn kỹ thuật thư giãn, lần lượt từng nhóm cơ rồi thư giãn toàn thân. Khi cơ thể ở vào trạng thái thư giãn, cô bé được khuyến khích tưởng tượng ra những hình ảnh gây sợ, tiến tới từng bậc thang sao cho chuyển từ những liên tưởng trước đây hoặc những hình ảnh gián tiếp gây stress ở mức thấp đến những hình ảnh trực tiếp gây sợ hãi cao nhất. Nếu cơ thể có phản ứng sợ như căng cơ, vã mồ hồi, run chân tay, nhịp tim, thở tăng thì dừng lại, tập trung thư giãn đưa cơ thể trở về tạng thái thoải mái trước khi tiếp tục chuyển sang kích thích gây sợ hơn. Sau một số buổi luyện tập như vậy trẻ sẽ hết ám sợ mèo (khoảng 12 - 15 tuổi).


2.2.5.1.1.2.Liệu pháp tràn ngập (Implosion) chìm ngập (Flooding)

Hai kỹ thuật này cũng được dùng để hóa giải những rối nhiễu tâm lý như lo hãi, run sợ.

- Kỹ thuật tràn ngập đối lập với liệu pháp giải cảm ứng có hệ thống. Tại thời điểm bắt đầu của liệu pháp tràn ngập được thể hiện 1 kích thích gây sợ hãi nhất ngay cực trên của bậc thang lo âu. ý nghĩa của liệu pháp này là người bệnh không được né tránh những tình huống kích thích gây sợ hãi mà cầnphải đối mặt với những kích thích này. Điều này cũng giúp người bệnh khám phá ra rằng tiếp cận những kích thích hiện tại không có những hạu quả âm tính như mình nghĩ trước đây.

Để trình bày cho bệnh nhân tiếp xúc với những hoàn cảnh gây sợ hãi, nhà trị liệu cần mô tả tình huống cực đoan nhất liên quan đến sự sợ hãi của người bệnh như rắn đang bò trên cơ thể của họ. Sau đó nhà trị liệu cần khích lệ người bệnh hình dung đầy đủ, trải nghiệm điều đó thông qua toàn bộ cảm giác mạnh đến mức có thể được. Việc tưởng tượng như vậy được đánh giá là nguyên nhân xuất hiện hoảng sợ. Vì hoàn cảnh xuất hiện lặp đi lặp lại nên kích thích mất dần sức mạnh tạo ra lo âu của nó. Khi lo âu không còn xảy ra nữa thì hành vi kém thích ứng trước đây nhằm tránh né hoàn cảnh cũng biến mất (2, 707).

- Liệu pháp chìm ngập tương tự như liệu pháp tràn ngập nhưng nêu ở biện pháp chìm ngập, người bệnh chỉ tưởng tượng ra tình huống sợ hãi nhất thì ở kỹ thuật chìm ngập, người bệnh tiếp xúc trực tiếp với hoàn cảnh có thực. Ví dụ: người sợ chỗ kín có thể ngồi trong phòng nhỏ, người sợ nước có thể đặt trong bể nước.

Nhà trị liệu có thể chọn để tiến hành tới hiện tượng chìm ngập bằng cách trước tiên kích thích sự tưởng tượng. Chẳng hạn, bệnh nhân có thể được yêu cầu nghe một đoạn bằng, xem một cuốn phim mô tả chi tiết tình huống gây sợ. Trong vòng 1 hoặc 2 giờ. Khi hoảng sợ của người bệnh lắng xuống, họ được đưa đến chứng kiến tận mắt tình huống, hoàn cảnh gây sợ (điều này có thể khác với sợ hãi mà họ và tưởng tượng). Biện pháp này đã được những nhà trị liệu xác nhận có hiệu lực hơn liệu pháp cảm ứng hệ thống trong điều trị những rối nhiễu ứng xử như ám ảnh sợ khoảng trống và lợi ích của việc điều trị đã được thể hiện lâu dài ở nhiều người.


2.2.5.1.1.3. Liệu pháp gây ghét sợ (Aversion Therapy)

Những liệu pháp ở trên giúp thân chủ ứng xử trực tiếp với những kích thích mà thực tế không gây nguy hại. Còn liệu pháp gây ghét sợ được tiến hành để giúp những người bị thu hút bởi kích thích thường có hại hoặc không hợp pháp như nghiện ma túy, bệnh lạc tình dục, bạo lực không kiểm soát được… liệu pháp này điều kiện hóa của sự tập nhiễm ghét sợ. Trong thời gian thông qua điều kiện hóa, những phản ứng âm tính như nhau được thể hiện bằng kích thích đang được thử nghiệm và con người xuất hiện sự ghét sợ đối với chúng, điều đó thay thế cho những mong muốn trước đây. Ví dụ: thuốc cai nghiện được kê cho những người uống rượu làm cho bệnh nhân sau khi uống rượu xuất hiện buồn nôn dữ dội. Bằng cách biết trước những hậu quả gây ghét sợ như vậy, bệnh nhân có thể trở nên mạnh mẽ một cách rõ rệt tự quyết định không uống rượu sau khi dùng thuốc cai nghiện.

Đã có rất nhiều lời phê bình về phương pháp gây đau đớn trong liệu pháp gây ghét sợ là đã trao cho nhà trị liệu sức mạnh quá mức dường như trừng phạt hơn là điều trị. Thông thường người ta thường lựa chọn liệu pháp này chỉ vì họ hiểu rằng hậu quả kéo dài của sự hiện diện những ứng xử của họ phá hủy cuộc đời họ. Họ cũng có thể bị cưỡng bức vì lý do áp lực hành chính trong chương trình điều trị tại các nhà tù. Trong những năm gần đây, việc sử dụng liệu pháp gây ghét sợ trong chương trình phục hồi chức năng tại cơ sở điều trị đã được điều chỉnh bằng luật quốc gia về mặt đạo đức trong việc chữa bệnh.


2.2.5.1.2. Kỹ thuật hành vi mẫu

Nhà trị liệu đặt ra những mẫu hành vi có thể quan sát được và yêu cầu người bệnh luyện tập trước tiên ở phòng trị liệu và sau đó là sự luyện tập. Những hành vi ấy phần lớn được giảng gaỉi, thực hành trực tiếp trong quá trình trị liệu. Chúng thường được diễn tả trong một nhóm định sẵn người bệnh quan sát và luyện tập thông qua việc đóng vai trong suốt quá trình trị liệu.


2.2.5.1.3. Kỹ thuật điều kiện hóa thao tác 

Sau khi theo dõi sự hình thành của những vấn đề cơ bản, nhà trị liệu làm việc với người bệnh để bắt đầu dập tắt những hành vi không mong muốn. Việc dập tắt một cách đột ngột hành vi nào đó là rất khó khăn. Do vậy, quá trình dập tắt từ từ bằng cách củng cố tính tích cực những hành vi mới phải được thiết lập thường xuyên. Củng cố tích cực tức là nhằm làm tăng cường độ hoặc tần số xuất hiện của một hành vi nào đó kèm theo yếu tố củng cố (khen thưởng) khi đáp ứng được người bệnh tiến hành ngay lập tức. Nhà trị liệu khen thưởng bằng lời hoặc bằng các hình thức khác thì phản ứng sẽ cố khuynh hướng lặp đi lặp lại và sẽ làm tăng tần số. Kỹ thuật này đặc biệt hữu dụng đối với trẻ em.


2.2.5.1.4. Kỹ thuật kiểm soát bản thân

Gần đây việc nhà trị liệu hành vi hướng dẫn người bệnh những kỹ thuật hành vi khác nhau và để họ tự phát triển và luyện tập những hành vi mới đã trở nên phổ biến. Trong quá trình này thiết yếu đối với người bệnh là phải lựa chọn những mục tiêu và chiến lược chính xác, có thể đạt được cần phải hiểu một cách rõ ràng những kỹ thuật hành vi khác nhau, cạm bẫy kèm theo để thực hiện việc nhận diện lại cả quá trình nếu không thành công cũng như để tiếp tục chinh phục mục tiêu, lập kế hoạch cho tương lai và lường trước những thất bại có thể có.


2.2.5.2. Ví dụ minh họa 

2.2.5.2.1.Trường hợp sử dụng kỹ thuật “Sự giải mẫn cảm có hệ thống” (Joseph Wolpe)

* Triệu chứng: Một chàng trai 18 tuổi đang bị chứng cưỡng bức rửa tay nặng. Sự ám ảnh của anh ta chủ yếu dựa trên sợ hãi làm người khác lây nhiễm bằng nước tiểu của mình. Ám ảnh này làm người bệnh bị tê liệt đáng kể. Sau khi đi tiểu , anh ta dành ra 45 phút để thực hiện nghi thức kỳ cọ bộ phận sinh dục sau đấy bỏ ra hai giờ để rửa tay, hơn nữa mọi buổi sáng, lúc dậy anh ta tắm hoa sen 4 giờ. Ngoài hiện tượng chính này ra, còn bị các loại ”lây nhiễm khác không thể tránh khỏi trong ngày”. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên là hai tháng nay, chàng trai này đã quyết định nằm trên giường phần lớn thời gian trong ngày. * Nguyên nhân: Rối nhiễu này bắt nguồn từ việc bố mẹ bắt anh ta ngủ chung giường cho mãi tới 15 tuổi với người chị lớn hơn anh ta 2 tuổi vì chị không thể ngủ nột mình. Sự đáp ứng tình dục trong một tình thế như vậy đối với người chị, đã làm cho anh cảm thấy xấu hổ và tội lỗi. Anh ta đã rất tức giận và thù địch bố mẹ và anh ta phát triển những huyễn tưởng phá hoại đối với bố mẹ làm anh ta kinh sợ và khiến anh ta thấy mình càng trở nên đáng khinh bỉ. * Trị liệu: - Tưởng tượng: Việc điều trị bằng giải mẫn cảm trong thời gian đầu bằng cách tưởng tượng ra những cảnh tượng kết hợp với thực hiện một đáp ứng thư giãn, trong cảnh đó một người lạ ngâm bàn tay bệnh nhân vào một bể tắm chứa 1,5 mét khối nước mà trong đó lúc đầu người ta đã nhỏ vào một giọt nước tiểu. Trong những buổi sau, nước tiểu cho vào tăng lên dần cho đến lúc người bệnh có thể tưởng tượng và chấp nhận trong ý nghĩ là người lạ đó đã ngâm bàn tay mình trong nước tiểu. Trong các buổi thuộc loạt điều trị thứ hai, những cảnh trên cũng được sử dụng nhưng lần này đòi hỏi người bệnh tưởng tượng tự mình thực hiện động tác ngâm tay mình đến cuối giai đoạn này, và sau 5 tháng với mỗi tuần 5 buổi như vậy, người bệnh đã rút ngắn thời gian rửa tay xuống 20 phút và tắm buổi sáng xuống một giờ. Hơn nữa, anh ta thấy không cần thiết phải đặt tờ báo lót xuống ghế ngồi trong các buổi gặp gỡ với người thày. Tuy vậy, mặc dầu anh ta có khả năng tưởng tượng là nhúng bàn tay vào nước tiểu, luôn luôn anh ta kiên quyết từ chối thực hiện việc này trong thực tế. - Thực tế: Sự giải mẫn cảm bây giờ được tiến hành trong tình huống thực tế, trong đó bệnh nhân thực hiện sự đáp ứng thư giãn để đối chọi lại với những kích thích thực tế đã gây nên lo hãi mà tầm quan trọng tăng lên dần dần từ buổi này sang buổi kia. Chàng trai lúc đầu đối mặt với chữ “nước tiểu” được viết to rồi một chai đựng nước tiểu được để ở đầu kia của căn phòng và dần nhích lại gần người bệnh cho tới lúc anh ta có thể cầm lấy nó với một nỗi lo hãi tối thiểu. Một khi giai đoạn này vượt qua, tiếp theo là một loạt các buổi khác. Lần này một lọ dung dịch nước tiểu pha loãng (một giọt vào 5 lít nước) đặt lên mu bàn tay của bệnh nhân. Dung dịch này đậm dần cho đến lúc thay dung dịch này bằng chính nứơc tiểu người bệnh. Dung dịch này đậm dần cho đến lucá thay dung dịch này bằng chính nước tiểu người bệnh. Một khi nỗi lo hãi do tình huống như vậy gây nên đã giảm nhiễm, người bệnh được giao việc cho nắm các dụng cụ, quần áo với bàn tay “lây nhiễm” của mình.

* Kết quả: Cuối đợt điều trị này chàng trai này chỉ còn rửa tay trong vòng 7 phút và tắm trong 40 phút và hoàn toàn không phải kì cọ bộ phận sinh dục như bắt buộc phải làm trước đây. Một năm sau, chỉ còn rửa tay trung bình trong 3 phút và tắm trong 30 phút.


2.2.5.2.2. Trường hợp sử dụng liệu pháp gây ghét sợ

Một trong những cách điều trị bị tranh cãi nhiều nhất là việc sử dụng liệu pháp gây ghê tởm được áp dụng cho những người trẻ tuổi đồng tính luyến ái nhằm cố gắng làm cho họ thay đổi xu hướng tình dục. (Bancroft, 1996; Feldman và Mc Culloch, 1965). Sau đây là cách thức mà Feld man và Mc Culloch đã sử dụng với tính cách là tư liệu lịch sử. * Trị liệu: Người ta cho các đương sự lựa chọn 8 trong bộ các dương bản chụp các đàn ông trần truồng hoặc mặc quần áo, được họ sắp xếp theo thứ tự từ hấp dẫn nhiều nhất đến hấp dẫn ít nhất. Feldman và Mc Culloch xây dựng các mức về cường độ sốc điện coi là gây khó chịu nhiều nhất cho các bệnh nhân. Việc điều trị được tiến hành trong một căn phòng tối và yên tĩnh của bệnh viện. Người ta đã nói cho người bệnh biết một dương bản đàn ông sẽ được chiếu lên màn ảnh và sau đó vài giây là một sốc điện. Người ta cũng báo trước cho bệnh nhân là họ có thể làm mất hình trên màn ảnh bằng cách đẩy cái nút điện lên và nói là “không”. Nếu bệnh nhân lựa chọn hình chiếu lên màn ảnh và thực hiện chỉ trong thời gian dưới 8 giây, người bệnh sẽ tránh được sốc điện. Nếu ngược lại, anh ta ngắm hình ảnh trên màn hình quá 8 giây, anh ta được nhận sốc điện. Và nếu như sốc điện không đủ cường độ để anh ta quyết định làm ngừng việc chiếu hình, người ta tăng cường độ dòng điện cho đến lúc anh ta thực hiện ngừng chiếu hình để tránh sốc điện. Khi người bệnh đã thành công tránh được sốc điện trong ba lần nối tiếp nhau, người ta đưa anh ta vào chương trình đã định trước nhằm củng cố bằng cách chiếu ngay một hình phụ nữ trên màn ảnh sau khi hình người đàn ông biến mất. Các nhà nghiên cứu nhằm “phối hợp” việc làm mất lo hãi với việc đưa hình ảnh phụ nữ vào. Hơn nữa, chính họ, chứ không phải các đương sự, quyết định việc rút đi hình ảnh phụ nữ trên màn hình, mà theo họ, không làm củng cố ở các đương sự “thói quen thoát khỏi đàn bà”.

* Kết quả: Trong 43 đương sự, 23 kết thúc điều trị có sự thay đổi trong khuynh hướng tình dục, 11 không có thay đổi gì và 7 người nửa chừng bỏ dở điều trị. Tuy nhiên cần ghi nhận là phần lớn những người điều trị có kết quả là những người chấp nhận khó khăn sự đồng tính luyến ái và tỏ ra muốn thay đổi. Nhưng không phải vì thế mà không còn tồn tại những tình cảm và một số hành vi đồng tính luyến ái của họ sau khi điều trị.


2.3. Đánh giá ưu, nhược điểm của trị liệu hành vi

2.3.1. Ưu điểm

- Trị liệu hành vi dựa trên học thuyết hành vi - một học tuyết được chứng minh bằng khoa học thực nghiệm. Các nhà tâm lý học hành vi trước tiên đã nghiên cứu trên động vật sau mới nghiên cứu tâm lý con người.

- Trị liệu hành vi như là một quá trình giáo dục, trong đó người bệnh học các kỹ năng tự điều chỉnh phát triển các cách thức ứng xử mới.

- Chương trình trị liệu hành vi thường được huấn luyện các kỹ năng để người bệnh có thể biến quá trình trị liệu thành tự trị liệu hoặc bắt đầu hay tiếp tục một chương trình trị liệu thành tự trị liệu hoặc bắt đầu hay tiếp tục một chương trình tự điều trị tại gia và biết tự đánh giá kết quả điều trị. Điều đó có nghĩa người bệnh sẽ biết cách giải quyết các vấn đề của họ để họ có thể đối phó với những vấn đề sẽ xảy ra trong tương lai mà không cần có mặt của nhà trị liệu.

- Trị liệu hành vi có thể được sử dụng và tiến hành trong thời gian ngắn là thấy ngay kết quả đạt được


2.3.2 Nhược điểm

- Trị liệu hành vi cổ điển mang tính chất cơ học. Các nhà trị liệu hành vi có khuynh hướng sử dụng một hệ thống thuật ngữ mang tính cơ học, khái quát hóa hành vi theo công thức kích thích, đáp ứng và củng cố.

- Trị liệu hành vi cổ điển chỉ chú ý đến sự kiện, hành động bên ngoài mà bỏ qua các quá trình bên trong, như nhận thức, xúc cảm… Tuy nhiên điều này đã một phần nào đó được khắc phục ở chủ nghĩa hành vi mới.

- Các nhà trị liệu hành vi thường nhấn mạnh vai trò của các nhân tố hiện tại đang duy trì hành vi rối nhiễu, do vậy họ bỏ qua những sự kiện có ý nghĩa trong quá khứ của người bệnh.

- Bản thân trị liệu hành vi có tác dụng nhanh nhưng bị tái phát cũng nhanh, người ta thấy rằng trị liệu hành vi cổ điển không trị liệu được tận gốc mà chỉ trị liệu triệu chứng.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LIỆU PHÁP NHẬN THỨC – HÀNH VI

tamlythuchanh.com

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LIỆU PHÁP NHẬN THỨC - HÀNH VI


I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:

1. Khái niệm về Liệu pháp nhận thức – hành vi:

Tương tự với nội dung của Liệu pháp nhận thức – hành vi, có tác giả (Kazdin) đã đưa ra thuật ngữ “Biến đổi nhận thức – hành vi” với định nghĩa như sau:


“Biến đổi nhận thức – hành vi bao gồm các trị liệu cố gắng làm thay đổi hành vi đang biểu hiện công khai của bệnh nhân bằng việc thay đổi những suy nghĩ, những giải thích, những giả định và những chiến lược đáp ứng của họ”.


Liệu pháp nhận thức – hành vi và Biến đổi nhận thức – hành vi gần như giống nhau trong những giả định cơ bản và rất giống nhau trong những phương pháp điều trị. Có một chút khác nhau giữa chúng là ở kết quả điều trị:

  • - “Biến đổi nhận thức – hành vi”: mục tiêu thay đổi hành vi công khai đạt được là kết quả và kết thúc điều trị.

  • “Liệu pháp nhận thức – hành vi”: tập trung vào tác dụng điều trị qua thực chất của sự nhận thức của bệnh nhân. Khi có nhận thức tốt chắc chắn rằng sẽ dẫn đến thay đổi hành vi.


Có thể nói, khái niệm Liệu pháp nhận thức – hành vi rộng hơn và bao hàm cả Biến đổi nhận thức – hành vi. Các Liệu pháp nhận thức – hành vi chứa đựng ba điều cốt lõi sau:

(1) “Hoạt động nhận thức ảnh hưởng đến hành vi”.

Lý luận này là cơ sở cho một mô hình mang tính “dàn xếp, hóa giải” cơ bản. Sự đánh giá của một người về các sự kiện có thể ảnh hưởng tới sự đáp ứng của người đó với những sự kiện đó. Vì vậy, sự thay đổi nội dung đánh giá này có ý nghĩa lớn trong lâm sàng. Muốn thay đổi đáp ứng hành vi (bất thường, không mong muốn) của người bệnh, ta có thể tác động bằng cách thay đổi sự đánh giá của người bệnh về sự kiện đang tác động đến họ.


(2) “Hoạt động nhận thức có thể được giám sát và có thể thay đổi”. Ý nghĩa tiềm ẩn trong tuyên bố này là như sau:

Thứ nhất, "chúng ta có thể tiếp cận hoạt động nhận thức”. Điều này muốn nói rằng, chúng ta có thể tự biết và định giá được sự nhận thức của chúng ta. Tuy nhiên, tiếp cận hoạt động  nhận thức thường là công việc không hoàn hảo. Con người thường trình bày các hoạt động nhận thức trên cơ sở “có khả năng xảy ra” sự kiện chứ không phải trên cơ sở “thực tế” sự kiện xảy ra với họ. Dù sao, chiến lược đánh giá nhận thức là thực tế có giá trị.


Thứ hai, “sự đánh giá hoạt động nhận thức là việc mở đầu cho sự thay đổi hoạt động nhận thức”. Hầu hết những chiến lược đánh giá nhận thức nhấn mạnh vào nội dung của nhận thức và kết quả của nhận thức hơn là vào tiến trình nhận thức. Mặt khác, việc kiểm tra tiến trình nhận thức cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau trong hệ thống nhận thức, hành vi và cảm xúc giúp chúng ta hiểu biết hơn về sự thay đổi nhận thức trong trị liệu.


(3) “Thông qua thay đổi nhận thức có thể tác động đến sự thay đổi hành vi theo mong muốn”.

Điều cốt lõi thứ ba này là kết quả trực tiếp của sự chấp nhận mô hình “dàn xếp”. Như vậy, trong khi các nhà lý luận liệu pháp nhận thức – hành vi chấp nhận rằng những sự kiện xảy ra ngẫu nhiên được củng cố công khai có thể làm thay đổi hành vi thì họ nhấn mạnh một cách chắc chắn rằng có những phương pháp khác làm thay đổi hành vi, đặc biệt đó là sự thay đổi nhận thức.


2. Sự cấu thành của liệu pháp nhận thức – hành vi:

Những tiếp cận nhận thức – hành vi cho rằng những tiến trình xảy ra bên trong gọi là “suy nghĩ” hoặc “nhận thức”, và các sự kiện nhận thức có thể dàn xếp sự thay đổi hành vi. Theo giả thuyết dàn xếp của nhận thức, nhận thức không chỉ là khả năng có thể thay đổi hành vi mà là nó phải làm thay đổi hành vi, do đó những thay đổi hành vi có thể được sử dụng như một bản liệt kê một cách gián tiếp về những thay đổi nhận thức.


Có ba loại liệu pháp nhận thức – hành vi chủ yếu, mỗi loại khác nhau một chút ít về những mục tiêu thay đổi. Ba loại liệu pháp đó bao gồm:


(1) Các phương pháp cơ cấu lại nhận thức (Tái cấu trúc nhận thức): Trong những kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức, người ta mong sẽ có hiệu quả tốt trong việc giải quyết các rối loạn sinh ra từ bên trong bản thân bệnh nhân. Thí dụ, các liệu pháp thuộc nhóm này cho rằng sự đau buồn cảm xúc là kết quả của những ý nghĩ không thích nghi. Do vậy, mục tiêu của can thiệp lâm sàng này là thiết lập các mô hình suy nghĩ thích nghi hơn.


(2) Những liệu pháp kỹ năng chống đỡ: Những liệu pháp này tập trung vào sự phát triển các vốn liếng kỹ năng được thiết kế để trợ giúp cho thân chủ trong việc chống đỡ với các tình huống stress đa dạng. Ví dụ, giúp cho một người có thể phản ứng mạnh mẽ chống lại sự kiện bên ngoài; giúp người bệnh có thể nhận biết các cách thức nhận thức và hành vi của mình và biết thay đổi các cách thức nhận thức hành vi đó.


(3) Những liệu pháp giải quyết vấn đề: Những liệu pháp này là đặc trưng cho một sự kết hợp của các kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và các quá trình rèn luyện các kỹ năng chống đỡ. Các Liệu pháp giải quyết vấn đề nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển các chiến lược chung cho giải quyết hàng loạt rộng lớn các vấn đề cá nhân : Đó là biết thay đổi các cách thức có hại, các cách thức đó có thể làm tăng cường ảnh hưởng của các sự kiện âm tính ( thí dụ như có những ý nghĩ và hình dung khơi gợi lo âu), đồng thời biết sử dụng các chiến lược để làm giảm tác động xấu của các sự kiện âm tính. Nó cũng nhấn mạnh vào tầm quan trọng của sự hợp tác tích cực giữa thân chủ và nhà trị liệu trong việc đặt kế hoạch cho chương trình điều trị.


Mặc dù Liệu pháp nhận thức – hành vi nhằm vào cả hai lĩnh vực nhận thức và hành vi làm mục tiêu thay đổi ban đầu, nhưng có một số kiểu thay đổi lại không phải là liệu pháp nhận thức – hành vi. Thí dụ, nhà trị liệu dùng nguyên lý điều kiện kinh điển để điều trị hành vi tự hủy hoại trong trẻ tự kỷ thì không phải là liệu pháp nhận thức – hành vi. Thực ra, đó chính là Liệu pháp hành vi. Và thực tế, bất kỳ chế độ điều trị nào chấp nhận mô hình kích thích – đáp ứng đều không phải là Liệu pháp nhận thức – hành vi.


Chỉ khi nào chứng minh được có sự dàn xếp, hóa giải của nhận thức, và chỉ khi nào mà sự dàn xếp của nhận thức là một thành phần quan trọng của kế hoạch trị liệu thì mới được gọi là Liệu pháp nhận thức – hành vi. Như vậy, Liệu pháp hành vi thật nghiêm ngặt hoặc Liệu pháp nhận thức thật nghiêm ngặt đều  không phải là Liệu pháp nhận thức – hành vi.


3. Những Liệu pháp nhận thức – hành vi hiện hành:

Các liệu pháp nhận thức – hành vi là một sự lai ghép về các chiến lược hành vi và tiến trình nhận thức với mục tiêu là thành công trong sự thay đổi nhận thức và hành vi. Do vậy, Liệu pháp nhận thức – hành vi thể hiện một sự đa dạng của những nguyên lý và những quy trình trị liệu.


Sự đa dạng hóa trong phát triển và thực hành các tiếp cân nhận thức – hành vi, một phần có thể được giải thích là do những định hướng lý thuyết khác nhau của những người sáng lập ra các chiến lược can thiệp dựa trên phối cảnh nhận thức – hành vi này. Ví dụ:


Ellis và Beck là những người sáng lập ra Liệu pháp hành vi cảm xúc thuần lý và Liệu pháp nhận thức nhưng thực ra các vị đã đến từ nền tảng của Phân tích tâm lý của Freud.


Goldfried, Meichenbaum và Mahoney được đào tạo nguyên gốc từ những nguyên lý của Biến đổi hành vi.


Những Liệu pháp nhận thức – hành vi hiện hành phát triển theo thời gian bao gồm:

  • - Liệu pháp Hành vi Cảm xúc Thuần lý (Rational Emotive Behavior Therapy).

  • - Liệu pháp Nhận thức (Cognitive Therapy).

  • - Rèn luyện Tự hướng dẫn (Self-Instructional Training).

  • - Tái cấu trúc Thuần lý có Hệ thống (Systematic Rational Restructuring).

  • - Rèn luyện Quản lý Lo âu (Anxiety Management Training).

  • - Rèn luyện Phòng Stress (Stress Inoculation Training).

  • - Liệu pháp Giải quyết Vấn đề (Problem – Solving Therapy).

  • - Liệu pháp Tự kiểm soát (Self-Control Therapy).

  • - Liệu pháp tâm lý Cấu trúc và theo xu hướng Tạo dựng (Structural and Constructivist Psychotherapy).


Trong những Liệu pháp nhận thức – hành vi nêu trên, cần nghiên cứu những lý luận cơ bản của hai liệu pháp được ứng dụng nhiều là Liệu pháp hành vi cảm xúc thuần lý và Liệu pháp nhận thức.


PGS.TS.BS Nguyễn Văn Thọ